Mã ngành 1420 quy định về vấn đề gì? Thành lập công ty Sản xuất sản phẩm từ da lông thú thì đăng ký mã ngành nào là đúng với quy định của pháp luật hiện nay?
>> Mã ngành 1410 là gì? May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 0322 là gì? Nuôi trồng thủy sản nội địa thì đăng ký mã ngành nào?
Mã ngành 1420 là về sản xuất sản phẩm từ da lông thú (Theo STT 14 Phần A Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg). Nhóm này gồm hoạt động sản xuất sản phẩm làm từ da lông thú như:
+ Trang phục lông thú và phụ trang.
+ Các phụ kiện làm từ lông da như tấm, miếng lót, mảnh dải...
+ Các sản phẩm phụ khác từ da lông thú như thảm, đệm, mảnh đánh bóng công nghiệp.
Như vậy, trường hợp sản xuất sản phẩm từ da lông thú thì đăng ký mã ngành 1420 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 1420: Sản xuất sản phẩm từ da lông thú (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo đó, có những trường hợp loại trừ sau đây đối với mã ngành 1420:
- Sản xuất da lông sống được phân vào nhóm 014 (chăn nuôi) và nhóm 01700 (Săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan).
- Chế biến da thô và da sống được phân vào nhóm 1010 (Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt).
- Sản xuất lông thú giả (quần áo có lông dài thông qua đan, dệt) được phân vào nhóm 13110 (Sản xuất sợi) và nhóm 13120 (Sản xuất vải dệt thoi).
- Sản xuất mũ lông thú được phân vào nhóm 14100 (May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)).
- Sản xuất trang phục có trang trí lông thú được phân vào nhóm 14100 (May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)).
- Thuộc, nhuộm da được phân vào nhóm 15110 (Thuộc, sơ chế da; sơ chế và nhuộm da lông thú).
- Sản xuất bốt, giày có phần lông thú được phân vào nhóm 15200 (Sản xuất giày, dép).
Căn cứ Điều 11 Nghị định 03/VBHN-BNNPTNT năm 2021, tổ chức, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Đảm bảo nguồn gốc động vật rừng nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Đảm bảo an toàn cho con người; thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường, thú y.
- Thực hiện việc ghi chép sổ theo dõi vật nuôi quy định theo Mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 03/VBHN-BNNPTNT; trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ ngày đưa động vật rừng thông thường về cơ sở nuôi, tổ chức, cá nhân phải gửi thông báo cho cơ quan Kiểm lâm sở tại để theo dõi, quản lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đươc quy định như sau:
- Hoạt động săn, bắn, bắt, khai thác, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, chế biến, vận chuyển, buôn bán các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm không được ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của loài đó trong tự nhiên.
- Mọi hoạt động săn, bắn, bắt, khai thác, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải được quản lý, đảm bảo nguồn gốc hợp pháp.
- Khu vực sinh cảnh sống thường xuyên, tập trung của các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được nghiên cứu làm cơ sở để thành lập các khu rừng đặc dụng.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, xây dựng công trình, điều tra, thăm dò, nghiên cứu, tham quan, du lịch và các hoạt động khác trong các diện tích rừng có thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện các quy định tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.
(Căn cứ Điều 5 Nghị định 06/2019/NĐ-CP)