Thành lập công ty sản xuất vải bông, gạc có thuộc nhóm ngành sản xuất vải dệt thoi hay không? Có được phép đăng ký mã ngành 1312 hay không?
>> Mã ngành 1311 là gì? Sản xuất sợi thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 1511 là gì? Thuộc, sơ chế da; sơ chế và nhuộm da lông thú thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 1312 - 13120 là về sản xuất vải dệt thoi. Nhóm này bao gồm:
- Sản xuất vải cotton khổ rộng bằng cách đan, tấm vải đan, thêu, bao gồm từ sợi nhân tạo hoặc tổng hợp.
- Sản xuất các tấm vải khổ rộng khác sử dụng sợi lanh, gai, đay và các sợi đặc biệt.
- Sản xuất vải len tuyết, viền, vải bông, gạc.
- Sản xuất tấm vải từ sợi thủy tinh.
- Sản xuất các tấm vải từ sợi các-bon và aramid.
- Sản xuất các tấm lông nhân tạo bằng cách dệt.
Như vậy công ty bạn chuyên kinh doanh về sản xuất vải bông, gạc có thể đăng ký mã ngành 1312 - 13120 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 1312: sản xuất vải dệt thoi (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 1312 – 13120 loại trừ:
- Sản xuất vải phủ sàn bằng nguyên liệu dệt được phân vào nhóm 13930 (Sản xuất thảm, chăn đệm).
- Sản xuất nỉ và vải không dệt được phân vào nhóm 13990 (Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu).
- Sản xuất các sản phẩm dệt khổ hẹp được phân vào nhóm 13990 (Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu).
- Sản xuất sản phẩm dệt bằng cách đan, móc được phân vào nhóm 13910 (Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác).
Căn cứ điểm b khoản 2 Mục III Quyết định 1643/QĐ-TTg năm 2022 về phê duyệt chiến lược phát triển ngành dệt may và da giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, định hướng phát triển ngành dệt (bao gồm xơ sợi, dệt, nhuộm và hoàn tất vải) như sau:
- Phát triển sản xuất các loại xơ sợi tổng hợp, xơ sợi chức năng, xơ sợi nguyên liệu mới, thân thiện môi trường, sợi chỉ số cao, chất lượng cao,... đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, giảm dần nhập khẩu. Đầu tư phát triển mạnh các mặt hàng vải dệt kim, vải dệt thoi, vải kỹ thuật.
- Xây dựng một số khu công nghiệp tập trung chuyên ngành, tổ hợp chuyên ngành Dệt May, Da Giầy lớn (bao gồm chuỗi xơ sợi, dệt nhuộm, hoàn tất vải; thuộc da); ưu tiên dự án có công suất lớn từ nhà đầu tư có uy tín, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, có quy trình sản xuất đồng bộ, khép kín và đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường.
- Định hướng thu hút đầu tư tại khu vực phía Bắc (các tỉnh Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình,...); khu vực miền Trung (Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định,...) và phía Nam (Bình Phước, Tây Ninh, Long An,…).
Điều 3. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm danh mục và nội dung - Quyết định 27/2018/QĐ-TTg Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục và Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 1. Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp: - Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U; - Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng; - Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng; - Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng; - Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng. 2. Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam giải thích rõ những hoạt động kinh tế gồm các yếu tố được xếp vào từng bộ phận, trong đó: - Bao gồm: Những hoạt động kinh tế được xác định trong ngành kinh tế; - Loại trừ: Những hoạt động kinh tế không được xác định trong ngành kinh tế nhưng thuộc các ngành kinh tế khác. |