Thành lập công ty sản xuất đường mía có thể đăng ký mã ngành nghề kinh doanh 1072 về sản xuất đường hay không?
>> Mã ngành 1061 là gì? Xay xát và sản xuất bột thô thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 1102 là gì? Sản xuất rượu vang thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 1072 - 10720 là sản xuất đường. Nhóm này bao gồm các hoạt động:
- Sản xuất đường (sucrose), mật mía, đường củ cải và đường khác từ các cây khác có đường. Tinh lọc đường thô thành đường tinh luyện (RE). Sản xuất xi rô, mật nước tinh lọc được làm từ đường mía hoặc đường từ các cây khác có đường như đường củ cải, đường từ cây thích, đường từ cây thốt nốt.
- Sản xuất đường dạng lỏng.
- Sản xuất mật đường.
Loại trừ: Sản xuất gluco, mật gluco, manto được phân vào nhóm 10620 (Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột).
Như vậy công ty bạn chuyên kinh doanh sản xuất đường mía có thể đăng ký mã ngành 1072 - 10720 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 1072: Sản xuất đường (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Quý khách hàng tham khảo tại bài viết: Thành lập công ty 2024, ghi mã ngành nghề kinh doanh sao cho đúng?
Căn cứ Điều 11, Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân gồm giấy tờ sau:
(i) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân quy định tại Phụ lục I-1 ban hành kèm Thông tư 01/2021/NĐ-CP.
(ii) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân gồm:
- Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
- Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ĐỊNH NGHĨA VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VÀ NGÀNH KINH TẾ - Quyết định 27/2018/QĐ-TTg 1. Hoạt động kinh tế: là quá trình sử dụng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động, công nghệ, mạng thông tin... nhằm tạo ra các hàng hóa hoặc dịch vụ mới, như vậy mỗi hoạt động kinh tế có đặc trưng được thể hiện bằng qui trình sản xuất, nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra. 2. Ngành kinh tế: về lý thuyết sẽ là tốt nhất nếu mỗi hoạt động tạo nên một ngành, do vậy danh mục ngành là danh mục các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên trong thực tế, danh mục ngành theo chuẩn mực tối ưu này không xác lập được do sự phong phú, tính phức tạp và hay thay đổi của các hoạt động kinh tế. Do đó ngành kinh tế trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam là tập hợp các hoạt động kinh tế giống nhau dựa trên 3 tiêu chí xếp theo thứ tự ưu tiên dưới đây: - Qui trình và công nghệ sản xuất của hoạt động kinh tế; - Nguyên liệu đầu vào mà hoạt động kinh tế sử dụng để tạo ra sản phẩm; - Đặc điểm của sản phẩm sản xuất ra của hoạt động kinh tế. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam phân loại các hoạt động kinh tế dựa trên tính chất của hoạt động kinh tế, do đó cần lưu ý một số nội dung sau: - Không căn cứ vào loại hình sở hữu, loại hình tổ chức, phương thức hay qui mô của hoạt động sản xuất. Chẳng hạn đối với hoạt động sản xuất giày dép thì bất kể hoạt động này thuộc sở hữu tư nhân hay nhà nước, loại hình tổ chức là doanh nghiệp độc lập hay phụ thuộc hay cơ sở kinh doanh cá thể, được thực hiện theo phương thức thủ công hay máy móc, với quy mô sản xuất lớn hay nhỏ đều được xếp vào ngành: “Sản xuất giày dép”, mã số 15200. - Khái niệm “ngành kinh tế” khác với khái niệm “ngành quản lý”: Ngành kinh tế trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được hình thành từ các hoạt động kinh tế diễn ra trong lãnh thổ kinh tế của Việt Nam, bất kể các hoạt động kinh tế này do ai quản lý; ngược lại ngành quản lý bao gồm những hoạt động kinh tế thuộc quyền quản lý của một đơn vị nhất định (Bộ, ngành quản lý nhà nước ...), bất kể hoạt động đó thuộc ngành kinh tế nào. Như vậy ngành quản lý có thể bao gồm một hay nhiều ngành kinh tế. - Khái niệm ngành kinh tế cũng cần phân biệt với khái niệm nghề nghiệp. Ngành kinh tế gắn với đơn vị kinh tế, tại đó người lao động làm việc với các nghề nghiệp khác nhau. Lao động theo ngành kinh tế phản ánh hoạt động kinh tế của mỗi cá nhân trong tổng thể các hoạt động của đơn vị; nghề nghiệp của người lao động phản ánh kỹ năng và việc làm cụ thể của họ tại đơn vị. Ví dụ, một người lao động làm kế toán trong đơn vị có hoạt động chính “Sản xuất thuốc lá”, khi đó lao động được xếp vào ngành sản xuất thuốc lá nhưng nghề của lao động này là kế toán. |