Thành lập công ty sản xuất bột gạo có thuộc nhóm ngành xay xát và sản xuất bột thô hay không? Có thể đăng ký mã ngành 1061 hay không?
>> Mã ngành 1102 là gì? Sản xuất rượu vang thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 1103 là gì? Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 1061 là xay xát và sản xuất bột thô. Nhóm này bao gồm:
Mã ngành 1061 – 10611 bao gồm hoạt động xay xát gạo: sản xuất gạo bằng cách tách vỏ trấu, xay xát, đánh bóng, luộc qua.
Mã ngành 1061 – 10612 bao gồm:
- Sản xuất bột thô: Sản xuất bột mỳ, yến mạch, thức ăn hoặc viên thức ăn từ lúa mỳ, lúa mạch đen, yến mạch, ngô và các hạt ngũ cốc khác.
- Sản xuất bột gạo.
- Xay rau: Sản xuất bột hoặc thức ăn từ các loại đậu, các rễ thân cây hoặc các hạt ăn được khác.
- Chế biến đồ ăn sáng từ ngũ cốc.
- Sản xuất bột hỗn hợp hoặc bột đã trộn sẵn làm bánh mỳ, bánh quy và bánh ngọt.
Loại trừ:
- Sản xuất bột và thức ăn từ khoai tây được phân vào nhóm 1030 (Chế biến và bảo quản rau quả).
- Sản xuất bột ngô ẩm được phân vào nhóm 10620 (Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột).
Như vậy công ty bạn chuyên kinh doanh sản xuất bột gạo có thể đăng ký mã ngành 1061 - 10612 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 1061: Xay xát và sản xuất bột thô (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 1030 là về chế biến và bảo quản rau quả. Nhóm này bao gồm các hoạt động:
(i) Mã ngành 1030 - 10301: Sản xuất nước ép từ rau quả. Nhóm này bao gồm:
- Sản xuất nước ép không cô đặc từ các loại rau và quả, không lên men và không chứa cồn.
- Sản xuất nước ép hỗn hợp từ rau và quả.
(ii) Mã ngành 1030 - 10309: Chế biến và bảo quản rau quả khác. Nhóm này bao gồm:
- Chế biến thực phẩm chủ yếu là rau quả, trừ các thức ăn đã chế biến sẵn để lạnh.
- Bảo quản rau, quả, hạt bằng phương pháp đông lạnh, sấy khô, ngâm dầu,...
- Chế biến thức ăn từ rau quả.
- Chế biến mứt rau quả.
- Chế biến mứt sệt, mứt đóng khuôn và mứt dạng nước (thạch hoa quả).
- Chế biến và bảo quản khoai tây như: chế biến khoai tây làm lạnh; chế biến khoai tây nghiền làm khô; chế biến khoai tây rán; chế biến khoai tây giòn và chế biến bột khoai tây.
- Rang các loại hạt.
- Chế biến thức ăn từ hạt và thức ăn sệt.
Nhóm này cũng gồm:
- Bóc vỏ khoai tây.
- Bóc vỏ hạt điều, bóc vỏ đậu phộng.
- Sản xuất giá sống.
- Chế biến các thực phẩm cô đặc từ rau quả tươi.
- Sản xuất thực phẩm từ rau quả dễ hỏng làm sẵn như: sa lát, rau đã cắt hoặc gọt, đậu để đông.
Loại trừ:
- Chế biến bột hoặc thức ăn từ hạt khô được phân vào nhóm 1061 (Xay xát và sản xuất bột thô).
- Bảo quản quả và hạt trong đường được phân vào nhóm 10730 (Sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo).
- Sản xuất các phần ăn sẵn từ rau được phân vào nhóm 10759 (Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn khác).
- Sản xuất các thực phẩm cô đặc nhân tạo được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu).
Căn cứ Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 1062 – 10620 là về sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột. Nhóm này bao gồm:
- Sản xuất tinh bột từ gạo, khoai tây, ngô...
- Sản xuất bột ngô ướt.
- Sản xuất đường glucô, mật ong nhân tạo, inulin...
- Sản xuất glutein.
- Sản xuất bột sắn và các sản phẩm phụ của sắn.
- Sản xuất dầu ngô.
Loại trừ:
- Sản xuất đường lactose (đường sữa) được phân vào nhóm 10500 (Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa).
- Sản xuất đường mía hoặc đường củ cải được phân vào nhóm 10720 (Sản xuất đường).