Dữ liệu mở là gì? Vai trò của dữ liệu mở? Hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động dữ liệu và trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với hoạt động quản lý cơ sở dữ liệu?
>> Không học chuyên ngành du lịch thì có thể làm hướng dẫn viên du lịch không?
>> Giám định viên giám định thương mại phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Dữ liệu 2024 (có hiệu lực 01/07/2025) quy định giải thích dữ liệu ở như sau:
|
Theo đó, dữ liệu mở là dữ liệu mà mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu đều được tiếp cận, chia sẻ, khai thác, sử dụng.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Dữ liệu mở là gì; Vai trò của dữ liệu mở hiện nay như thế nào (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
- Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình: Dữ liệu mở cho phép chính phủ và các tổ chức công khai thông tin một cách minh bạch hơn, giúp nâng cao trách nhiệm giải trình. Nhờ đó, người dân có thể dễ dàng tiếp cận và kiểm tra các thông tin liên quan đến chi tiêu ngân sách, đầu tư công, cũng như các chính sách công.
- Thúc đẩy đổi mới: Dữ liệu mở giúp phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, thúc đẩy sáng tạo trong nhiều lĩnh vực.
- Cải thiện dịch vụ công: Dữ liệu mở hỗ trợ cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ chính xác, kịp thời, như quản lý giao thông hiệu quả hơn.
- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng: Dữ liệu mở cho phép người dân tham gia vào quá trình giám sát và đánh giá các hoạt động của chính phủ, từ đó thúc đẩy sự tham gia tích cực của cộng đồng trong việc xây dựng và phát triển xã hội.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật Dữ liệu 2024 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm đối với hoạt động dữ liệu như sau:
- Lợi dụng hoạt động xử lý, quản trị, phát triển, kinh doanh, hoặc lưu hành dữ liệu, sản phẩm, dịch vụ liên quan đến dữ liệu để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, lợi ích công cộng, hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Có hành vi cản trở hoặc ngăn chặn trái pháp luật quá trình xử lý dữ liệu, quản trị dữ liệu hoặc tấn công, chiếm đoạt, phá hoại cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin phục vụ quản lý, xử lý, quản trị, bảo vệ dữ liệu.
- Giả mạo, cố ý làm sai lệch, làm mất, làm hư hỏng dữ liệu trong cơ sở dữ liệu của cơ quan Đảng, Nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
- Cố ý cung cấp dữ liệu sai lệch hoặc không cung cấp dữ liệu theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Dữ liệu 2024 trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với hoạt động quản lý cơ sở dữ liệu như sau:
…
2. Cơ quan nhà nước quản lý cơ sở dữ liệu có trách nhiệm sau đây:
a) Hướng dẫn, triển khai, áp dụng đồng bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo đảm chất lượng dữ liệu, quy trình bảo đảm chất lượng dữ liệu để áp dụng đối với cơ sở dữ liệu do cơ quan quản lý;
b) Thường xuyên kiểm tra, giám sát, khắc phục sai sót; thực hiện đồng bộ dữ liệu trong phạm vi cơ quan và phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để thường xuyên cập nhật, điều chỉnh, bảo đảm chất lượng dữ liệu trong khai thác, sử dụng.