Mã ngành 0721 là về vấn đề gì? Khai thác quặng uranium và quặng thorium thì đăng ký mã ngành nào? Đăng ký mã ngành 0721 có đúng quy định của pháp luật hay không?
>> Mã ngành 0891 là gì? Khai thác khoáng hoá chất và khoáng phân bón thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 0893 là gì? Khai thác muối thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ theo quy định tại Phần A Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành 0721 - 07210 là về khai thác quặng uranium và quặng thorium. Nhóm này gồm:
- Khai thác quặng có giá trị lớn hàm lượng uranium và thorium: khoáng chất uranit.
- Cô các loại quặng loại đó.
Như vậy, khai thác quặng uranium và quặng thorium thì có thể đăng ký mã ngành 0721 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 0721: Khai thác quặng uranium và quặng thorium
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Mã ngành 0721 sẽ loại trừ đối với:
- Làm giàu quặng uranium và thorium được phân vào nhóm 20113 (Sản xuất hoá chất vô cơ cơ bản khác).
- Sản xuất kim loại uranium từ khoáng chất hoặc các loại quặng khác được phân vào nhóm 24202 (Sản xuất kim loại màu).
- Nấu chảy và tinh chế kim loại từ uranium được phân vào nhóm 24202 (Sản xuất kim loại màu).
(i) Nhóm 20113: Sản xuất hóa chất vô cơ cơ bản khác. Nhóm này bao gồm:
- Sản xuất các nguyên tố hoá học.
- Sản xuất axít vô cơ trừ axít nitơríc.
- Sản xuất chất kiềm, dung dịch kiềm và các chất bazơ vô cơ khác trừ amoniac.
- Sản xuất nước chưng cất.
- Sản xuất các hợp chất vô cơ khác.
Nhóm này cũng gồm: Làm giàu quặng Uranium và Thorium.
(ii) Nhóm 24202: Sản xuất kim loại màu. Nhóm này gồm:
- Sản xuất nhôm từ alumin.
- Sản xuất nhôm từ tinh chế điện phân chất thải nhôm và kim loại vụn.
- Sản xuất hợp kim nhôm.
- Sơ chế nhôm.
- Sản xuất chì, kẽm, thiếc từ quặng.
- Sản xuất chì, kẽm, thiếc từ tinh chế điện phân chất thải chì, kẽm, thiếc và kim loại vụn.
- Sản xuất hợp kim chì, kẽm và thiếc.
- Sơ chế chì, kẽm và thiếc.
- Sản xuất đồng từ quặng.
- Sản xuất đồng từ tinh chế điện phân chất thải đồng và kim loại vụn.
- Sản xuất hợp kim đồng.
- Sản xuất dây cầu chì.
- Sơ chế đồng.
- Sản xuất crôm, măng gan, ni ken... từ tinh chế điện phân và nhôm của chất thải crôm, măng gan, ni ken... và kim loại vụn.
- Sản xuất hợp kim crôm, măng gan, niken...
- Sơ chế crôm, măng gan, niken...
- Sản xuất các chất từ niken...
- Sản xuất kim loại uranium từ uranit và quặng khác.
- Luyện và tinh chế uranium.
Nhóm này cũng gồm:
- Sản xuất dây của những kim loại trên bằng cách kéo.
- Sản xuất ôxit nhôm (Alumina).
- Sản xuất kim loại bọc nhôm.
- Sản xuất lá dát nhôm (thiếc) được làm từ lá nhôm (thiếc) là vật liệu chính.
Loại trừ: Đúc kim loại màu được phân vào nhóm 24320 (Đúc kim loại màu).
Điều 23. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản – Luật Khoáng sản 2018 1. Tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản có các quyền sau đây: a) Tiến hành điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo đề án đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; b) Chuyển ra ngoài khu vực điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, kể cả ra nước ngoài các loại mẫu vật với khối lượng và chủng loại phù hợp với tính chất và yêu cầu để phân tích, thử nghiệm theo đề án đã được phê duyệt. 2. Tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây: a) Đăng ký hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trước khi thực hiện; b) Thực hiện đúng đề án đã được phê duyệt và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; c) Bảo đảm tính trung thực, đầy đủ trong việc thu thập, tổng hợp tài liệu, thông tin về địa chất, khoáng sản; không được tiết lộ thông tin về địa chất, khoáng sản trong quá trình điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; d) Bảo vệ môi trường, khoáng sản và tài nguyên khác trong quá trình điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; đ) Trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; e) Nộp báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ; nộp mẫu vật địa chất, khoáng sản vào Bảo tàng địa chất theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. |