Mã ngành 0520 quy định về vấn đề nào? Trường hợp muốn kinh doanh về khai thác và thu gom than non thì đăng ký mã ngành nào sẽ đúng với quy định của pháp luật hiện nay?
>> Mã ngành 2815 là gì? Sản xuất lò nướng, lò luyện và lò nung thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 0312 là gì? Khai thác thủy sản nội địa thì đăng ký mã ngành nào?
Mã ngành 0520 là về khai thác và thu gom than non (Theo STT 05 Phần A Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg). Theo đó, nhóm này gồm:
- Khai thác than non (than nâu): Các hoạt động khai thác dưới hầm lò hoặc khai thác trên bề mặt, bao gồm cả việc khai thác nhờ phương pháp hoá lỏng.
- Hoạt động rửa, khử nước, nghiền và các hoạt động thu gom than non tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản, vận tải than.
Như vậy, trường hợp khai thác và thu gom than non thì đăng ký mã ngành 0520 là đúng với quy định của pháp luật.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 0520: Khai thác và thu gom than non (Ảnh minh họa – Nguồn từ Interent)
Những trường hợp loại trừ đối với Mã ngành 0520 như:
- Khai thác than cứng được phân vào nhóm 05100 (Khai thác và thu gom than cứng).
- Khai thác than bùn và thu gom than bùn được phân vào nhóm 08920 (Khai thác và thu gom than bùn).
- Khoan thử thăm dò phục vụ khai thác than đá được phân vào nhóm 09900 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai khoáng khác).
- Hoạt động phục vụ khai thác than non được phân vào nhóm 09900 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai khoáng khác).
- Sản xuất than đá có chứa than non, than bùn được phân vào nhóm 19200 (Sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế).
- Các hoạt động tiến hành xây dựng hoặc chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc khai thác than đá được phân vào nhóm 43120 (Chuẩn bị mặt bằng).
Căn cứ Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường 2020, bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản được quy định như sau:
(i) Tổ chức, cá nhân tiến hành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải có phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và thực hiện các yêu cầu về bảo vệ, cải tạo và phục hồi môi trường sau đây:
- Thu gom, xử lý nước thải theo quy định.
- Thu gom, xử lý chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải rắn.
- Có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế việc phát tán bụi, xả khí thải và tác động xấu khác đến môi trường xung quanh.
- Có phương án cải tạo, phục hồi môi trường và tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 và quy định của pháp luật về khoáng sản.
- Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
(ii) Đối tượng khai thác khoáng sản phải lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường, bao gồm:
- Dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
- Cơ sở khai thác khoáng sản hoạt động trước ngày Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thi hành nhưng chưa có phương án cải tạo, phục hồi môi trường hoặc có thay đổi nội dung cải tạo, phục hồi môi trường so với phương án đã được phê duyệt.
- Cơ sở khai thác khoáng sản hoạt động trước ngày Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thi hành đã được phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường nhưng kinh phí không đủ để thực hiện theo quy định của pháp luật.
(iii) Nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường được quy định như sau:
- Các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường; phân tích, đánh giá, lựa chọn giải pháp tốt nhất để cải tạo, phục hồi môi trường.
- Danh mục, khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường đối với giải pháp lựa chọn.
- Kế hoạch thực hiện phân chia theo từng năm, từng giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình quan trắc môi trường trong thời gian cải tạo, phục hồi môi trường; kế hoạch kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án.
- Bảng dự toán kinh phí để tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường cho từng hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường; các khoản tiền ký quỹ theo lộ trình.
(iv) Khoáng sản có tính chất độc hại phải được lưu giữ, vận chuyển bằng phương tiện, thiết bị chuyên dụng, được che chắn bảo đảm không rò rỉ, phát tán ra môi trường.
(v) Việc sử dụng máy móc, thiết bị có tác động xấu đến môi trường, hóa chất độc hại trong thăm dò, khai thác, đóng cửa mỏ, chế biến khoáng sản phải được đánh giá tác động môi trường, khai báo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
(v) Việc thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản khác có chất phóng xạ, chất độc hại, chất nổ phải thực hiện theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020, quy định của pháp luật về an toàn hóa chất, năng lượng nguyên tử và quy định khác của pháp luật có liên quan.