Pháp luật hiện hành quy định điều kiện đối với lực lượng phòng cháy chữa cháy tại quán bar 2024 như thế nào? Cụ thể gồm những nội dung nào?
>> Điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy quán bar, pub 2024 như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 147/2020/TT-BCA về bố trí lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại quán bar, cụ thể là việc bố trí lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở tại quán bar được thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
File Word Luật Phòng cháy và chữa cháy & các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ 15/5/2024 |
Lực lượng phòng cháy chữa cháy tại quán bar 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Người đứng đầu quán bar và người đứng đầu cơ quan, đơn vị kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có trách nhiệm thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2013 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 25 Điều 1 Luật số 40/2013/QH13) có trách nhiệm thành lập và duy trì đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện, bảo đảm các điều kiện cần thiết và duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
(Khoản 1, khoản 2 Điều 31 Nghị định 136/2020/NĐ-CP)
(i) Cơ sở có dưới 10 người thường xuyên làm việc thì tất cả những người làm việc tại cơ sở đó là thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành và do người đứng đầu cơ sở chỉ huy, chỉ đạo.
(ii) Cơ sở có từ 10 người đến 50 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 10 người, trong đó có 01 đội trưởng.
(iii) Cơ sở có trên 50 người đến 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 15 người, trong đó có 01 đội trưởng và 01 đội phó.
(iv) Cơ sở có trên 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 25 người, trong đó có 01 đội trưởng và 02 đội phó.
(v) Cơ sở có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập có trên 100 người thường xuyên làm việc thì mỗi bộ phận, phân xưởng có 01 tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; biên chế của tổ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 05 người, trong đó có 01 tổ trưởng.
(vi) Cơ sở được trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới thì biên chế đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành phải bảo đảm duy trì số người thường trực đáp ứng theo cơ số của phương tiện chữa cháy cơ giới.
(vii) Đối với trạm biến áp được vận hành tự động, có hệ thống phòng cháy và chữa cháy tự động được liên kết, hiển thị, cảnh báo cháy về cơ quan chủ quản và có hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố đến cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thì không phải thành lập và duy trì lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Cơ quan, tổ chức trực tiếp vận hành, quản lý trạm biến áp phải chịu trách nhiệm duy trì và bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với trạm biến áp do mình quản lý.
Lưu ý: Cơ quan Công an có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành.
(Khoản 3, khoản 4 Điều 31 Nghị định 136/2020/NĐ-CP)
>> Quý khách hàng xem thêm chi tiết tại bài viết: Các dự án, công trình thuộc diện thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy 2024
Quán bar cao dưới 3 tầng hoặc có tổng khối tích dưới 1.000 m3 phải bảo đảm 03 điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
(i) Các điều kiện quy định tại các khoản (i), (iii) và khoản (iv) Mục 2.1 nêu trên. Trường hợp cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V - Danh mục dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
(ii) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
(iii) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
(Khoản 2 Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP)
Cơ quan, tổ chức hoạt động trong phạm vi một cơ sở đã bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Mục 2.1 và Mục 2.2 bài viết này, trong phạm vi quản lý của mình phải thực hiện các nội dung sau đây:
(i) Bảo đảm điều kiện quy định tại khoản (i) Mục 2.1 bài viết này.
(ii) Sử dụng thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.
(iii) Cử người tham gia đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
(iv) Phối hợp với người đứng đầu cơ sở thực hiện, duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.
(Khoản 3 Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP)
Quý khách hàng xem thêm chi tiết tại bài viết: Điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy quán bar, pub 2024 như thế nào?
>> Quý khách hàng xem thêm chi tiết tại bài viết:
Các dự án, công trình thuộc diện thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy 2024
Các cơ sở do UBND cấp xã quản lý về phòng cháy và chữa cháy năm 2024
Các cơ sở do công an quản lý về phòng cháy và chữa cháy năm 2024
Các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ năm 2024
Các cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy năm 2024