Hôm nay là ngày mấy âm lịch? Rằm tháng 7 âm lịch doanh nghiệp cúng rằm có được xem là mê tín dị đoan?
>> Có bắt buộc Giám đốc công ty cổ phần phải ký hợp đồng lao động với công ty hay không?
>> Điều kiện an toàn thực phẩm 2024 trong kinh doanh dịch vụ ăn uống?
(i) Hôm nay là ngày 17/08/2024 dương lịch, tức ngày 14 Tháng Bảy âm lịch (Giáp Thìn).
(ii) Rằm tháng 7 Âm lịch 2024 rơi vào ngày ngày 15/7 Âm lịch (Tức là Chủ nhật ngày 18/8/2024 dương lịch).
- Đây là ngày lễ lớn của Phật Giáo Việt Nam, ngày này còn gọi là Lễ Vu Lan, Lễ Xá Tội Vong Nhân, Lễ Cúng Cô Hồn, hay Tiết Trung Nguyên.
- Vào ngày này, con cái sẽ tri ân, báo đáp công ơn sinh thành của ông bà, cha mẹ, tham gia cúng bái, tụng kinh, phóng sinh, làm từ thiện. Ngoài ra, vào ngày 15/7 âm lịch người ta sẽ thường cúng cô hồn nhằm xua đi xui xẻo và mang lại may mắn, bình an cho gia đình.
(Lưu ý, những nội dung này mang tính chất tham khảo)
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Giải đáp câu hỏi: Hôm nay là ngày mấy âm lịch, Rằm tháng 7 âm lịch doanh nghiệp cúng rằm có được xem là mê tín dị đoan (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có định nghĩa về tín ngưỡng như sau:
- Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
- Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
Còn mê tín dị đoan là những niềm tin không có cơ sở, mang tính mù quáng. Mê tín dị đoan bao gồm những hoạt động như: bói toán, coi số mạng sang hèn, đồng bóng, tin vào bùa chú,...
Như vậy, cúng Rằm tháng 7 là một tín ngưỡng thờ cúng dân gian để cầu mong sự bình an về tinh thần cho người dân Việt Nam nên không gọi là mê tín dị đoan.
(i) Mân mặn cúng chúng sinh ngoài trời:
Ngoại trừ cúng Phật và gia tiên, người Dương thế còn một mâm cỗ cúng cho những linh hồn còn vương vấn nơi trần thế để thể hiện lòng từ bi, đức độ. Mâm cúng sẽ được đặt trước cửa và thực hiện và chiều ngày 14 hoặc trưa ngày 15/7 Âm lịch. Lễ cúng thông thường sẽ bao gồm một số món sau:
- Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo.
- Cháo pha loãng.
- Nước.
- Nhang đèn.
- Trái cây.
- Tiền vàng.
- Gạo, muối.
(ii) Mâm mặn cúng gia tiên trong nhà:
Mâm cúng trong nhà hay còn gọi là mâm cúng gia tiên, thể hiện lòng kính trọng, tri ân với những người đã khuất. Cần chuẩn bị tươm tất, đầy đủ, sạch sẽ và đầy dinh dưỡng.
Mâm cúng thường sẽ là các món mặn như:
- Gà luộc.
- Xôi gấc.
- Chả lụa.
- Gỏi.
-Cơm.
- Canh,....
Bên cạnh đó, kèm theo là trái cây, nhang đèn, hoa cúng. Ngoài ra, sẽ có thêm vàng mã và một số vật dụng khác cho người cõi Âm để họ có được một cuộc sống sung túc, đầy đủ.
(Lưu ý, những nội dung này mang tính chất tham khảo)
Theo Điều 10 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, hoạt động tín ngưỡng thông qua cúng rằm tháng 7 cần đảm bảo những nguyên tắc sau đây:
- Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.