Theo quy định pháp luật hiện hành, kinh doanh dịch vụ ăn uống năm 2024 cần phải đáp ứng điều kiện an toàn thực phẩm như thế nào?
>> Có cần kiểm định lại nồi hơi khi lắp đặt ở vị trí khác?
>> Thông tin người nhập khẩu khi ủy thác nhập khẩu sẽ thể hiện bên ủy thác hay bên nhận ủy thác?
(i) Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
(ii) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
(iii) Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
(iv) Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
(v) Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
(vi) Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
(vii) Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.
(Điều 28 Luật An toàn thực phẩm 2010)
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Điều kiện an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
(i) Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
(ii) Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
(iii) Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
(iv) Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
(Điều 29 Luật An toàn thực phẩm 2010)
(i) Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn.
(ii) Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh.
(iii) Thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại; được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.
(Điều 30 Luật An toàn thực phẩm 2010)
(i) Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật An toàn thực phẩm 2010.
- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
(ii) Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi không đủ điều kiện quy định tại khoản (i) Mục này.
(iii) Chính phủ quy định cụ thể đối tượng không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
(Điều 34 Luật An toàn thực phẩm 2010)
Điều 44. Ghi nhãn thực phẩm - Luật An toàn thực phẩm 2010 1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm tại Việt Nam phải thực hiện việc ghi nhãn thực phẩm theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa. Đối với thời hạn sử dụng thực phẩm thể hiện trên nhãn thì tùy theo loại sản phẩm được ghi là “hạn sử dụng”, “sử dụng đến ngày” hoặc “sử dụng tốt nhất trước ngày”. 2. Đối với thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, thực phẩm đã qua chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này còn phải tuân thủ các quy định sau đây: a) Đối với thực phẩm chức năng phải ghi cụm từ “thực phẩm chức năng” và không được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào về tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh; b) Đối với phụ gia thực phẩm phải ghi cụm từ “phụ gia thực phẩm” và các thông tin về phạm vi, liều lượng, cách sử dụng; c) Đối với thực phẩm đã qua chiếu xạ phải ghi cụm từ “thực phẩm đã qua chiếu xạ”; d) Đối với một số thực phẩm biến đổi gen phải ghi cụm từ “thực phẩm biến đổi gen”. 3. Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định cụ thể về ghi nhãn thực phẩm, thời hạn sử dụng thực phẩm; quy định cụ thể thực phẩm biến đổi gen phải ghi nhãn, mức tỷ lệ thành phần thực phẩm có gen biến đổi phải ghi nhãn. |