Trường hợp nồi hơi đã được kiểm định nhưng lắp đặt ở vị trí khác có cần kiểm định lại nồi hơi không? Thực hiện việc kiểm tra bên ngoài, bên trong nồi hơi sau lắp đặt như thế nào?
>> Thông tin người nhập khẩu khi ủy thác nhập khẩu sẽ thể hiện bên ủy thác hay bên nhận ủy thác?
>> Bán axit Sulfuric (H2SO4) trái phép bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Mục 8.3.2 TCVN 12728:2019 về Nồi hơi - Yêu cầu kỹ thuật về thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa thì những trường hợp kiểm định lại nồi hơi và phải được kiểm định bất thường được quy định như sau:
(i) Khi sử dụng lại các nồi hơi đã nghỉ hoạt động từ 12 tháng trở lên.
(ii) Khi nồi hơi được cải tạo hoặc chuyển đến lắp đặt ở vị trí mới, hoặc khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
(iii) Khi nắn lại các chỗ phồng, móp hoặc sửa chữa có sử dụng phương pháp hàn tại các bộ phận chủ yếu của nồi hơi như: bao hơi, ống góp, ống lò, mặt sàng, hộp lửa.
(iv) Khi thay quá 15% đinh giằng hoặc thanh néo của một thành phẳng bất kỳ.
(v) Sau khi thay bao hơi, ống góp, bộ quá nhiệt, bộ giảm ôn, bộ hâm nước.
(vi) Cùng một lúc thay quá 25 % tổng số các ống sinh hơi, ống lửa hoặc thay quá 50% tổng số các ống của bộ quá nhiệt, bộ hâm nước.
(vii) Khi có nghi ngờ về tình trạng kỹ thuật của nồi hơi.
Những nguyên nhân dẫn đến việc kiểm định bất thường đều phải ghi rõ vào lý lịch của nồi hơi.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
[TIỆN ÍCH] Tra cứu Công việc pháp lý trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP |
Luật Doanh nghiệp và văn bản sửa đổi, hướng dẫn (áp dụng từ ngày 05/3/2023) |
Kiểm định lại nồi hơi khi lắp đặt ở vị trí khác (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Mục 8.3.5 TCVN 12728:2019, quy định chi tiết việc kiểm tra bên ngoài, kiểm tra bên trong nồi hơi khi kiểm định định kỳ và kiểm định bất thường cụ thể như sau:
(i) Khám xét bên ngoài và bên trong nhằm mục đích xác định tình trạng kỹ thuật của nồi hơi và đánh giá khả năng làm việc tiếp tục của nồi hơi.
(ii) Khi nghi ngờ tình trạng kỹ thuật các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi, người sử dụng nồi hơi cần tháo gỡ một phần hoặc toàn bộ lớp cách nhiệt, tháo gỡ một số ống lửa hoặc cắt một số đoạn ống nước để kiểm tra.
(iii) Khi khám xét bên ngoài và bên trong nồi hơi, cần chú ý phát hiện những thiếu sót sau:
- Các vết nứt, rạn, vết móp, chỗ phồng phía trong và phía ngoài thành nồi hơi; dấu vết rò rỉ hơi, rò rỉ nước lại các mối hàn, mối tán đinh, mối núc ống.
- Tình trạng cáu cặn, hạn gỉ, ăn mòn thành kim loại các bộ phận.
- Tình trạng kỹ thuật của phụ kiện, dụng cụ đo kiểm và an toàn.
- Tình trạng kỹ thuật của lớp cách nhiệt và nhà đặt nồi hơi.
- Đối với những vị trí không thể tiến hành khám xét bên trong khi kiểm định thì việc kiểm tra tình trạng kỹ thuật phải được thực hiện theo tài liệu kỹ thuật của nhà máy chế tạo. Trong tài liệu phải nêu rõ: khối lượng cần kiểm tra, phương pháp và trình tự kiểm tra.
(iv) Khi kiểm định, nếu phát hiện thấy vết nứt bề mặt hoặc không kín khít tại các mối núc, mối tán đinh nhờ dấu hiệu rò rỉ nước, hơi, đọng muối... cơ sở sử dụng phải tìm nguyên nhân và phải có hình thức xử lý triệt để.
(v) Khi phát hiện có những khuyết tật làm giảm độ bền thành chịu áp lực (thành bị mỏng, các mối nối mòn...) cần phải giảm thông số làm việc của nồi hơi. Việc giảm thông số phải dựa trên cơ sở tính sức bền theo các số liệu thực tế.
(vi) Trường hợp gặp khó khăn trong việc xác định nguyên nhân gây ra các khuyết tật đã phát hiện được, người sử dụng phải chịu trách nhiệm tiến hành các khảo nghiệm cần thiết.
(vii) Trong quá trình xác định nguyên nhân và đánh giá khả năng cho phép nồi hơi được tiếp tục hoạt động, người sử dụng phải ngừng vận hành thiết bị nồi hơi này.
(viii) Sau mỗi lần mở bao hơi, thân nồi hơi hoặc ống góp đơn vị sử dụng phải thử thủy lực đến áp suất làm việc nếu như việc sửa chữa đó không bắt buộc phải tiến hành kiểm định bất thường theo quy định.
Căn cứ Mục 8.2.2 TCVN 12728:2019, sau khi lắp đặt xong việc kiểm tra bên ngoài và kiểm tra bên trong nồi hơi được quy định như sau:
(i) Khi kiểm định lần đầu sau khi lắp đặt, phải thực hiện khám xét bên ngoài và bên trong nồi hơi nhằm mục đích xác định việc lắp đặt và trang bị phù hợp với thiết kế và với tiêu chuẩn này; xác định chất lượng lắp đặt để đảm bảo đưa vào vận hành an toàn.
Ngoài ra, phải kiểm tra toàn bộ công trình xây dựng nồi hơi như nhà nồi hơi, cầu thang, sàn thao tác, hệ thống cấp nhiên liệu, thải tro xỉ, cấp nước... và việc tổ chức quản lý vận hành của đơn vị sử dụng.
(ii) Kiểm định các thiết bị nồi hơi sau khi lắp đặt phải được tiến hành trước khi xây tường và bọc cách nhiệt.