Trong năm 2024, hàng hóa, dịch vụ nào phải chịu thuế theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2024? Có khác biệt gì so với pháp luật hiện hành hay không? – Thu An (Kiên Giang).
>> Luật Thuế giá trị gia tăng 2024: Các trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng?
>> Luật Thuế giá trị gia tăng 2024: Giá tính thuế giá trị gia tăng được quy định thế nào?
Cho đến hiện nay, chưa có Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2024, nên các hàng hóa, dịch vụ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong năm 2024 vẫn được thực theo quy định tại Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014, năm 2016, năm 2022) sau đây gọi tắt là Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Theo đó, những hàng hóa, dịch vụ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định cụ thể tại Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (tại Mục 2 và 3 của bài viết).
File Word các Luật nổi bật và văn bản hướng dẫn thi hành (còn hiệu lực)
Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt quy định về hàng hóa phải chịu thuế bao gồm:
- Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
- Rượu;
- Bia;
- Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
- Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
- Tàu bay, du thuyền;
- Xăng các loại;
- Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
- Bài lá;
- Vàng mã, hàng mã.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt quy định về dịch vụ phải chịu thuế như sau:
- Kinh doanh vũ trường;
- Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);
- Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;
- Kinh doanh đặc cược;
- Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;
- Kinh doanh xổ số.
Căn cứ theo Điều 4 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt quy định về người nộp thuế như sau:
Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Điều 8. Hoàn thuế, khấu trừ thuế - Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 1. Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau: a) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; b) Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu; c) Quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động có số thuế nộp thừa; d) Có quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Việc hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này chỉ thực hiện đối với hàng hoá thực tế xuất khẩu. 2. Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bằng nguyên liệu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nếu có chứng từ hợp pháp thì được khấu trừ số thuế đã nộp đối với nguyên liệu khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp ở khâu sản xuất. Chính phủ quy định cụ thể Điều này. Điều 9. Giảm thuế - Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt Người nộp thuế sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ được giảm thuế. Mức giảm thuế được xác định trên cơ sở tổn thất thực tế do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng không quá 30% số thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt hại và không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường (nếu có). |