Doanh nghiệp lợi dụng việc dạy nghề để bóc lột sức lao động của người học nghề thì bị xử phạt như thế nào? – Thúy Liễu (Vĩnh Long).
>> Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán được thành lập dưới loại hình doanh nghiệp nào?
>> Không đào tạo cho nhân viên trước khi chuyển họ làm công việc khác, công ty có bị phạt?
Trường hợp doanh nghiệp có hành vi lợi dụng danh nghĩa dạy nghề để bóc lột sức lao động của người lao động thì có thể bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi hoặc bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
Căn cứ khoản 1 Điều 6, điểm a khoản 2 Điều 14 Nghi định 12/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp thực hiện hành vi này có thể bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng.
Đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc doanh nghiệp nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được khi thực hiện hành vi này (điểm c khoản 3 Điều 14 Nghi định 12/2022/NĐ-CP).
Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn còn hiệu lực |
Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề để bóc lột sức lao động, doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu?
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 61 Bộ luật Lao động 2019, việc học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động được quy định như sau:
- Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.
- Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.
- Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không được thu học phí; phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.
- Người học nghề, người tập nghề phải đủ 14 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề. Người học nghề, người tập nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành phải từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.
- Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.
- Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
Căn cứ Điều 62 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề được quy định như sau:
- Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
- Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Nghề đào tạo;
+ Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
+ Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
+ Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
+ Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
+ Trách nhiệm của người lao động.
- Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.