LGBT là gì? Pháp luật lao động Việt Nam có quy định gì đối với người lao động là LGBT không? Nếu công ty phân biệt đối xử với người LGBT có bị phạt không? Phương Đan (Bình Định).
>> Ngày 20/11 là ngày gì? Ngày này người lao động có được nghỉ làm và hưởng nguyên lương?
>> Có bắt buộc công ty phải trả lương cho nhân viên vào ngày 05 hàng tháng?
Hiện nay, pháp luật lao động Việt Nam chưa có quy định cụ thểLGBT là gì. Nhưng có thể hiểu LGBT là cụm từ viết tắt của những từ tiếng Anh sau đây: Lesbian (đồng tính nữ), Gay (đồng tính nam), Bisexual (người song tính/lưỡng tính) và Transgender (người chuyển giới). Đây đều là những người thuộc cộng đồng người có xu hướng tính dục khác với thông thường. Cụ thể trong đó:
+ Lesbisan (đồng tính nữ): Là những người có giới tính nữ về mặt sinh học nhưng bị hấp dẫn tình cảm và tình dục bởi người phụ nữ khác. Xu hướng tính dục của người les là đồng tính luyến ái và không có cảm xúc, nhu cầu tình dục với người khác giới. Hầu như những người Lesbian không có dấu hiệu nhận biết cụ thể bởi họ có ngoại hình và tính cách như phụ nữ bình thường.
+ Gay (đồng tính nam): Là những người có giới tính nam về mặt sinh học nhưng bị hấp dẫn tình cảm và tình dục bởi người cùng giới là nam. Họ cũng có xu hướng tính dục đồng tính luyến ái và hầu như không có nhu cầu tình dục với người khác giới.
+ Bisexual (người song tính/lưỡng tính): Là những người có giới tính nam hoặc nữ và bị hấp dẫn bởi cả hai giới. Tức là họ có xu hướng tính dục với cả người đồng giới và khác giới.
+ Transgender (người chuyển giới): Những người có nhu cầu sống thật với giới tính của mình thì sẽ tiến hành chuyển giới. Họ có thể là nam hoặc nữ và đã hoặc chưa thực hiện chuyển giới. Đây đều là những người thuộc cộng đồng người LGBT.
Lưu ý: Theo nội dung tại Công văn 4132/BYT-PC ngày 03/8/2022 của Bộ Y tế thì không coi đồng tính, song tính, chuyển giới là một bệnh. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam vẫn chưa công nhận về việc kết hôn đồng giới; chi tiết tại khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Toàn văn File word Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn (cập nhật ngày 22/12/2023) |
Giải đáp thắc mắc LGBT là gì (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Mặc dù pháp luật lao động Việt Nam chưa có quy định giải thích LGBT là gì và quy định liên quan đối với người lao động là LGBT. Tuy nhiên, mọi hành vi phân biệt đối xử trong quan hệ lao động thuộc một trường hợp bị nghiêm cấm. Nội dung này được quy định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật lao động 2019.
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP và điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với công ty có hành vi phân biệt đối xử trong quan hệ lao động trừ các hành vi phân biệt đối xử quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13, khoản 2 Điều 23, khoản 1 Điều 36 và khoản 2 Điều 37 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Như vậy, khi công ty có hành vi phân biệt đối xử với người lao động là LGBT sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Điều 8. Vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động - Nghị định 12/2022/NĐ-CP 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây: a) Không khai trình việc sử dụng lao động theo quy định; b) Thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng lao động; c) Không thể hiện, nhập đầy đủ thông tin về người lao động vào sổ quản lý lao động kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc; d) Không xuất trình sổ quản lý lao động khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Phân biệt đối xử trong lao động trừ các hành vi phân biệt đối xử quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13, khoản 2 Điều 23, khoản 1 Điều 36 và khoản 2 Điều 37 Nghị định này; b) Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; c) Không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định; d) Không lập sổ quản lý lao động hoặc lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn hoặc không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật. 3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: lôi kéo; dụ dỗ; hứa hẹn; quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích bóc lột, cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả Buộc người sử dụng lao động trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. |