Vừa qua, công ty của tôi không công khai báo cáo tài chính năm theo đúng quy định của pháp luật thì bị xử phạt ra sao? – Kim Ngân (Đà Nẵng).
>> Bố trí kiểm toán viên ký báo cáo kiểm toán không đúng thẩm quyền, công ty bị phạt thế nào?
>> Chữ ký trên chứng từ kế toán không giống với mẫu đã đăng ký, có bị phạt?
Tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi nộp và công khai báo cáo tài chính sai quy định như sau:
Điều 12. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính
...
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.
Như vậy, do công ty của bạn đã không công khai báo cáo tài chính năm theo quy định nên công ty bạn sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đến 50.000.000 đồng.
File Word Luật Kế toán 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành (còn hiệu lực) |
Không công khai báo cáo tài chính, công ty bị phạt như thế nào?
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Tại Điều 31 Luật Kế toán 2015 quy định những nội dung công khai trong báo cáo tài chính, bao gồm:
(1) Đơn vị kế toán sử dụng ngân sách nhà nước công khai thông tin thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
(2) Đơn vị kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước công khai quyết toán thu, chi tài chính năm.
(3) Đơn vị kế toán sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân công khai mục đích huy động và sử dụng các khoản đóng góp, đối tượng đóng góp, mức huy động, kết quả sử dụng và quyết toán thu, chi từng khoản đóng góp.
(4) Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh công khai các nội dung sau đây:
- Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
- Kết quả hoạt động kinh doanh.
- Trích lập và sử dụng các quỹ.
- Thu nhập của người lao động.
- Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
(5) Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm toán khi công khai phải kèm theo báo cáo kiểm toán của tổ chức kiểm toán.
Theo đó, để tránh bị xử phạt thì khi công ty cần công khai những nội dung trong báo cáo tài chính nêu tại mục 2 này.
Tại Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về thời hạn nộp báo cáo tài chính như sau:
(i) Đối với doanh nghiệp nhà nước
- Thời hạn nộp Báo cáo tài chính quý:
+ Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày.
+ Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp Báo cáo tài chính quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
- Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm:
+ Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày.
+ Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
(ii) Đối với các loại doanh nghiệp khác
- Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;
- Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.