Sếp của tôi bố trí kiểm toán viên ký báo cáo kiểm toán sai thẩm quyền. Đối với hành vi này công ty có bị xử phạt hay không? – Quý Hòa (Quảng Ngãi).
>> Chữ ký trên chứng từ kế toán không giống với mẫu đã đăng ký, có bị phạt?
>> Thời hạn nộp tờ khai thuế Quý 2/2023 và kỳ tháng 06/2023 là khi nào?
Tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều 48 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về báo cáo kiểm toán như sau:
Điều 48. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về báo cáo kiểm toán
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với kiểm toán viên thực hiện một trong trong các hành vi sau:
a) Ký báo cáo kiểm toán không đúng thẩm quyền theo quy định;
…
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Bố trí kiểm toán viên hành nghề ký báo cáo kiểm toán không đúng thẩm quyền theo quy định;
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu sếp của bạn thực hiện những hành vi bố trí kiểm toán viên hành nghề ký báo cáo kiểm toán không đúng thẩm quyền theo quy định thì bị công ty sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Đồng thời, đối với hành vi ký báo cáo kiểm toán không đúg thẩm quyền thì kiểm toán viên bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
File Word Luật Kế toán 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành (còn hiệu lực) |
Bố trí kiểm toán viên ký báo cáo kiểm toán không đúng thẩm quyền, công ty bị phạt thế nào?
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Tại Điều 70 Nghị định 41/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP) quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm về bố trí kiểm toán viên ký báo cáo kiểm toán không đúng thẩm quyền như sau:
Điều 70. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra tài chính
1. Thanh tra viên tài chính các cấp có quyền xử phạt cảnh cáo trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
2. Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân, 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
d) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
3. Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Như vậy, hành vi vi phạm về bố trí kiểm toán viên ký báo cáo kiểm toán không đúng thẩm quyền của công ty bạn thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chánh thanh tra Sở Tài chính và Chánh thanh tra Bộ Tài chính.
Kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ được quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 39 Luật Kế toán 2015 như sau:
- Kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.
- Đơn vị kế toán phải thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị để bảo đảm các yêu cầu sau đây:
+ Tài sản của đơn vị được bảo đảm an toàn, tránh sử dụng sai mục đích, không hiệu quả;
+ Các nghiệp vụ được phê duyệt đúng thẩm quyền và được ghi chép đầy đủ làm cơ sở cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý.
- Kiểm toán nội bộ là việc kiểm tra, đánh giá, giám sát tính đầy đủ, thích hợp và tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ.
- Kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ sau đây:
+ Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ;
+ Kiểm tra và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính của báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khi trình ký duyệt;
+ Kiểm tra việc tuân thủ nguyên tắc hoạt động, quản lý, việc tuân thủ pháp luật, chế độ tài chính, kế toán, chính sách, nghị quyết, quyết định của lãnh đạo đơn vị kế toán;
+ Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý, bảo vệ tài sản của đơn vị; đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành hoạt động của đơn vị kế toán.