Không còn là công chứng viên có phải bồi thường thiệt hại không? Thời hạn công chứng được quy định cụ thể như thế nào? Giao dịch phải công chứng được hiểu là gì?
>> Tết đông chí là ngày gì ? Người lao động có được nghỉ làm vào tết đông chí hay không?
>> Đóng tài khoản thanh toán được thực hiện khi nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 33 và khoản 1 Điều 38 Luật Công chứng 2014, bồi thường trong hoạt động công chứng được quy định như sau:
Bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động công chứng
1. Tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng.
2. Công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên gây thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật; trường hợp không hoàn trả thì tổ chức hành nghề công chứng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Quy định này không quy định về trách nhiệm bồi thường của công chứng viên trong trường hợp tổ chức hành nghề công chứng giải thể, chuyển đổi… cũng như trường hợp công chứng viên ký hợp đồng giao dịch tại thời điểm đó không còn làm công chứng nữa.
Nhận thấy điều này, Điều 40 Luật Công chứng 2024 (có hiệu lực từ 01/07/2025) đã quy định như sau:
Bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
1. Tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi của công chứng viên, nhân viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng.
Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã chuyển đổi, hợp nhất, sáp nhập thì tổ chức hành nghề công chứng kế thừa quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại; trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã giải thể, chấm dứt hoạt động thì công chứng viên, nhân viên trực tiếp gây thiệt hại phải tự mình bồi thường thiệt hại, kể cả trường hợp người đó không còn là công chứng viên hoặc nhân viên của 01 tổ chức hành nghề công chứng.
2. Công chứng viên, nhân viên trực tiếp gây thiệt hại phải hoàn trả cho tổ chức hành nghề công chứng khoản tiền mà tổ chức đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người đó không còn là công chứng viên hoặc nhân viên của 01 tổ chức hành nghề công chứng; trường hợp công chứng viên, nhân viên trực tiếp gây thiệt hại không hoàn trả thì tổ chức hành nghề công chứng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy, theo quy định mới, không còn là công chứng viên cũng phải bồi thường khi trực tiếp gây ra thiệt hại.
Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Không còn là công chứng viên có phải bồi thường thiệt hại không
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 45 Luật Công chứng 2024, thời hạn công chứng được quy định như sau:
(i) Thời hạn công chứng được tính từ ngày công chứng viên tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng hợp lệ được ghi nhận trong sổ yêu cầu công chứng đến ngày trả kết quả công chứng.
Lưu ý: Thời gian xác minh, giám định nội dung liên quan đến giao dịch, niêm yết việc tiếp nhận công chứng văn bản phân chia di sản không tính vào thời hạn công chứng.
(ii) Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
Trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc do nguyên nhân từ phía người yêu cầu công chứng dẫn đến không bảo đảm thời hạn theo quy định tại khoản này thì người yêu cầu công chứng có quyền thỏa thuận bằng văn bản với tổ chức hành nghề công chứng về thời hạn công chứng.
Căn cứ Điều 3 Luật Công chứng 2024, giao dịch phải công chứng là giao dịch quan trọng, đòi hỏi mức độ an toàn pháp lý cao và được luật quy định hoặc luật giao Chính phủ quy định phải công chứng.
Xem thêm>> Các loại hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải công chứng, chứng thực