BRD là gì? Tầm quan trọng của BRD trong kinh doanh? Tài liệu là gì và được lưu trữ với những nguyên tắc gì? Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ gì khi sử dụng thông tin lưu trữ?
>> PM là gì trong kinh doanh? Project Manager, Product Manager làm công việc gì?
Pháp luật hiện hành hiện chưa có quy định nào về BRD là gì? Tuy nhiên quý khách hàng có thể tham khảo nội dung định nghĩa sau để tìm hiểu BRD là gì?
BRD là viết tắt của Business Requirement Document, một loại tài liệu được lập ra để mô tả các yêu cầu kinh doanh đối với sản phẩm. Tài liệu này cũng mô tả quy trình thực hiện và kết quả cuối cùng dự kiến từ sản phẩm hoặc quy trình đó.
- Hỗ trợ doanh nghiệp hiểu rõ yêu cầu kinh doanh: Bằng cách ghi nhận chi tiết các yêu cầu cụ thể giữa các bên tham gia dự án, giúp giảm thiểu sự mơ hồ và không chắc chắn trong quá trình triển khai.
- Cải thiện khả năng linh hoạt và độ tin cậy: Các rủi ro khi thực hiện dự án sẽ được giảm thiểu đáng kể, nhờ đó mà dự án có thể đạt được kết quả cao hơn trong quá trình thực hiện.
- Đảm bảo tính minh bạch: BRD góp phần tăng cường sự rõ ràng, qua đó cải thiện hiệu quả trao đổi thông tin giữa các cộng tác viên và các bên liên quan trong dự án.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
BRD là gì; Tầm quan trọng của BRD trong kinh doanh (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật lưu trữ 2024 về giải thích về tài liệu như sau:
Tài liệu là thông tin gắn liền với vật mang tin có nội dung và hình thức thể hiện không thay đổi khi chuyển đổi vật mang tin. Tài liệu bao gồm tài liệu giấy, tài liệu trên vật mang tin khác và tài liệu điện tử.
Lưu ý, nội dung chỉ mang tính tham khảo.
Theo quy định tại Điều 4 Luật Lưu trữ 2024 quy định về nguyên tắc lưu trữ như sau:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước; sự tham gia của xã hội, cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng.
- Đảm bảo mục tiêu phát huy hiệu quả giá trị của tài liệu lưu trữ vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
- Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân đối với tài liệu lưu trữ theo quy định của Hiến pháp 2013 và pháp luật.
- Đảm bảo công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
- Quản lý tài liệu lưu trữ theo phông lưu trữ, kết hợp với quản lý theo lãnh thổ, đảm bảo tính khoa học, hệ thống, khách quan, toàn diện và tính liên tục trong lịch sử của tài liệu lưu trữ.
- Bảo đảm an toàn, toàn vẹn, gìn giữ lâu dài tài liệu lưu trữ và thực hiện lưu trữ dự phòng tài liệu lưu trữ.
Theo quy định Điều 26 Luật Lưu trữ 2024 về quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tiếp cận và sử dụng thông tin tài liệu lưu trữ như sau:
(i) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền sau:
- Được tiếp cận thông tin trong tài liệu lưu trữ chính xác, đầy đủ, kịp thời, đúng quy định của pháp luật.
- Sử dụng thông tin trong tài liệu lưu trữ để phục vụ công tác, nghiên cứu khoa học, lịch sử và nhu cầu hợp pháp khác.
- Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
(ii) Khi sử dụng thông tin đối với tài liệu lưu trữ cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ:
- Chỉ dẫn số lưu trữ, độ gốc của tài liệu lưu trữ và cơ quan, tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ; tôn trọng tính nguyên bản của thông tin trong tài liệu lưu trữ khi giới thiệu, trích dẫn tài liệu lưu trữ.
- Trả phí sử dụng tài liệu lưu trữ theo quy định của pháp luật.
- Tuân thủ quy định của Luật Lưu trữ 2024, quy chế của cơ quan, tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ và quy định khác của pháp luật có liên quan.