Chồng rất yêu thương tôi, nên anh ấy không cho tôi đi làm, bắt tôi ở nhà nội trợ để tránh căng thẳng chuyện công sở. Vậy có đúng pháp luật hay không? – Kim Châu (Hưng Yên).
>> Chỉ thử việc 01 ngày, người lao động có được trả lương?
>> Đóng BHXH 6 tháng, có được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động không?
Cụ thể, chồng là thu nhập chính của gia đình, còn tôi đi làm chỉ cho vui là chính (thu nhập khoảng 10 đến 12 triệu đồng/tháng), vừa rồi tôi có căng thẳng trong công việc vì bất đồng cách chia tiền thưởng của Trưởng Phòng (Trưởng Phòng làm thì ít nhưng lúc chia thưởng lại bảo thâm niên cao hơn nên được nhận nhiều tiền thưởng nhiều hơn); chồng tôi biết được chuyện này nên không cho tôi đi làm, bắt tôi ở nhà làm nội trợ (nếu không muốn làm nội trợ thì có thể thuê người giúp việc) chứ đi làm mà căng thẳng thế thì không tốt.
Căn cứ Điều 17 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.
Do đó, chồng bạn không có quyền bắt bạn không đi làm. Việc chồng bắt vợ không đi làm, ở nhà làm nội trợ là hành vi vi phạm pháp luật.
41 ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH |
Không cho vợ đi làm và bắt vợ ở nhà nội trợ (Ảnh minh họa)
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 13 Nghị định 125/2021/NĐ-CP, cản trở hoặc không cho thành viên trong gia đình thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì lý do giới tính sẽ bị phạt tiền từ 03 triệu đồng đến 05 triệu đồng.
Điều 13. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến gia đình - Nghị định 125/2021/NĐ-CP
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở hoặc không cho thành viên trong gia đình thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì lý do giới tính;
b) Đối xử bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính;
b) Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên trong gia đình thuộc một giới nhất định.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này (trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu);
b) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý đối với hành vi quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này trong trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần cho người bị xâm phạm;
c) Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Đối với trường hợp của bạn thì hai vợ chồng nên trao đổi lại với nhau để có giải pháp tốt nhất; chồng bạn thấy an tâm khi bạn đi làm (không bị căng thẳng những điều trong công việc) hoặc bạn không đi làm nhưng ở nhà cảm thấy thỏa mái tinh thần… Tránh những bất đồng quan điểm không đáng có như trong trường hợp bạn nêu.