Kho ngoại quan là gì? Hiện nay đối tượng nào được thuê kho ngoại quan? Những loại hàng hóa nào được lưu giữ trong kho ngoại quan? Thời hạn thuê kho ngoại quan là bao lâu?
>> Địa điểm thu gom hàng lẻ là gì? Địa điểm thu gom hàng lẻ được thành lập ở đâu?
>> Chuyển cửa khẩu là gì? Tuyến đường vận chuyển hàng hóa chuyển cửa khẩu được xác định như thế nào?
Căn cứ khoản 10 Điều 4 Luật Hải quan 2015, kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.
Căn cứ khoản 1 Điều 84 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, đối tượng được phép thuê kho ngoại quan bao gồm:
(i) Tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc các thành phần kinh tế;
(ii) Tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Như vậy, đối tượng được thuê kho ngoại quan bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép kinh doanh nhập khẩu thuộc các thành phần kinh tế và tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Kho ngoại quan là gì; Đối tượng được thuê kho ngoại quan (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 85 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, hàng hóa được lưu giữ trong kho ngoại quan được quy định như sau:
(i) Hàng hóa từ Việt Nam đã làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu, hàng hóa từ nước ngoài chờ làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba của các đối tượng được phép thuê kho ngoại quan quy định tại khoản 1 Điều 84 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được đưa vào lưu giữ trong kho ngoại quan.
(ii) Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan gồm:
- Hàng hóa của chủ hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp ở Việt Nam.
- Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba.
- Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba.
(iii) Hàng hóa từ nội địa Việt Nam đưa vào kho ngoại quan bao gồm:
- Hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan chờ xuất khẩu.
- Hàng hóa hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất.
Lưu ý: Hàng hóa sau đây không được gửi kho ngoại quan:
- Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam.
- Hàng hóa gây nguy hiểm cho người hoặc ô nhiễm môi trường.
- Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
- Ngoài hàng hóa theo quy định trên, căn cứ tình hình xuất khẩu, nhập khẩu trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định Danh mục hàng hóa nhập khẩu không được gửi kho ngoại quan.
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 84 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, quy định về hợp đồng thuê kho ngoại quan.
Thuê kho ngoại quan
…
2. Hợp đồng thuê kho ngoại quan:
…
b) Thời hạn hiệu lực và thời hạn thuê kho ngoại quan do chủ hàng và chủ kho ngoại quan thỏa thuận trên hợp đồng thuê kho ngoại quan, nhưng không quá thời hạn hàng hóa được gửi kho ngoại quan theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Hải quan;
Do đó, thời gian thuê kho ngoại quan do chủ hàng và chủ kho ngoại quan thỏa thuận trên hợp đồng thuê kho ngoại quan, nhưng không quá thời hạn hàng hóa được gửi kho ngoại quan.
Căn cứ, khoản 1 Điều 61 Luật Hải quan 2014, hàng hóa gửi kho ngoại quan được lưu giữ trong thời gian không quá 12 tháng kể từ ngày được gửi vào kho; trường hợp có lý do chính đáng thì được Cục trưởng Cục Hải quan đang quản lý kho ngoại quan gia hạn một lần không quá 12 tháng.
Như vậy, thời gian thuê kho ngoại quan do chủ hàng và chủ kho ngoại quan thỏa thuận trên hợp đồng thuê kho ngoại quan, nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày được gửi kho vào kho, trường hợp có lý do chính đáng thì được gia hạn một lần không quá 12 tháng.