Kho bảo thuế là gì? Điều kiện công nhận kho bảo thuế? Thành phần hồ sơ và trình tự công nhận kho bảo thuế được quy định như thế nào?
>> Mã số địa điểm kinh doanh được quy định như thế nào?
>> Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong là ngân hàng gì? Giờ làm việc của TPBank hiện nay?
Căn cứ khoản 9 Điều 4 Luật Hải quan 2014, kho bảo thuế là kho dùng để chứa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu của chủ kho bảo thuế.
Căn cứ Điều 16 Nghị định 68/2016/NĐ-CP, quy định điều kiện công nhận kho bảo thuế.
(i) Doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên được công nhận kho bảo thuế nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Có hệ thống sổ kế toán và ứng dụng công nghệ thông tin theo tiêu chuẩn của cơ quan quản lý nhà nước để theo dõi, quản lý hàng hóa nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong kho.
- Nằm trong khu vực cơ sở sản xuất của doanh nghiệp, được ngăn cách với khu vực chứa nguyên liệu, vật tư không được bảo thuế, được lắp đặt hệ thống ca-mê-ra giám sát đáp ứng chuẩn trao đổi dữ liệu của cơ quan hải quan để giám sát hàng hóa ra, vào kho bảo thuế.
(ii) Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu từ 40 triệu USD trở lên được công nhận kho bảo thuế, ngoài các điều kiện quy định tại khoản (i) còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có hoạt động xuất khẩu ít nhất 02 năm liên tục trở lên mà không vi phạm pháp luật về hải quan và pháp luật thuế.
- Tuân thủ pháp luật kế toán, thống kê.
- Thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn mới nhất (còn hiệu lực) |
Kho bảo thuế là gì; Điều kiện công nhận kho bảo thuế (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 17 Nghị định 68/2016/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị công nhận kho bảo thuế bao gồm:
(i) Văn bản đề nghị công nhận kho bảo thuế theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 68/2016/NĐ-CP: 01 bản chính.
(ii) Sơ đồ thiết kế khu vực kho bảo thuế: 01 bản sao.
Căn cứ Điều 18 Nghị định 68/2016/NĐ-CP, trình tự công nhận kho bảo thuế được quy định như sau:
(i) Doanh nghiệp nộp hồ sơ theo một trong 03 phương thức sau:
- Trực tiếp đến Tổng cục Hải quan.
- Gửi qua đường bưu điện.
- Hệ thống tiếp nhận thông tin điện tử của cơ quan hải quan đến Tổng cục Hải quan.
(ii) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, thực tế kho.
Kết thúc kiểm tra, cơ quan hải quan và doanh nghiệp ký biên bản ghi nhận nội dung kiểm tra.
(iii) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, thực tế kho, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định công nhận kho bảo thuế hoặc có văn bản trả lời doanh nghiệp nếu chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.
(iv) Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ.
Lưu ý: Quá 30 ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo nhưng doanh nghiệp không có phản hồi bằng văn bản, Tổng cục Hải quan có quyền hủy hồ sơ.
Căn cứ khoản 2 Điều 61 Luật Hải quan 2014, quy định thời gian hàng hóa lưu giữ tại kho bảo thuế như sau:
- Nguyên liệu, vật tư được lưu giữ tại kho bảo thuế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu trong thời gian không quá 12 tháng kể từ ngày được gửi vào kho.
- Trường hợp có lý do chính đáng theo yêu cầu của chu trình sản xuất thì được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan đang quản lý kho bảo thuế gia hạn. Thời gian gia hạn phù hợp với chu trình sản xuất.
Như vậy, nguyên liệu, vật tư được lưu giữ tại kho bảo thuế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu tối đa 12 tháng kể từ ngày được gửi vào kho, trường hợp có lý do chính đáng có thể được gia hạn phù hợp với chu trình sản xuất.