Trong thời gian tới, nếu mức lương tối thiểu vùng tăng thì những trợ cấp nào của người lao động sẽ thay đổi theo?
>> Sẽ sửa chính sách về bảo hiểm xã hội một lần theo hướng nào?
(i) Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
(ii) Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
(iii) Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
(iv) Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
(v) Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Như vậy, mức lương hằng tháng của người lao động phải đảm bảo mức tối thiểu khi lương tối thiểu vùng tăng.
(khoản 1,2 Điều 90 và khoản 1, 2, 3 Điều 91 Bộ luật Lao động 2019)
Mẫu bảng tính lương theo giờ 2024 và hướng dẫn sử dụng |
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Khi tăng lương tối thiểu vùng những trợ cấp, chế độ nào của người lao động sẽ thay đổi
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
(khoản 3 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019)
Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
(khoản 2.6 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017)
(i) Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương của người lao động.
(khoản 2 Điều 41 Luật Việc làm 2013)
(ii) Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động 2019 đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
(khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm 2013)
(iii) Mức đóng và trách nhiệm đóng theo quy định tại Điều 57 Luật Việc làm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng.
- Đơn vị đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN.
(Điều 14 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017)
(iv) Người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc quy định tại khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH. Trường hợp mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.
(khoản 2 Điều 15 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017)
(v) Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động 2019 tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
(khoản 2 Điều 58 Luật Việc làm 2013)
Quý khách hàng xem thêm chi tiết tại bài viết: Dự kiến tăng 6% mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2024.