Khi nào Quỹ tín dụng nhân dân có nguy cơ mất khả năng chi trả? Các hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân? Điều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân phải có các nội dung chủ yếu nào?
>> Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn bao lâu kể từ 01/07/2025?
>> Những trường hợp phương tiện thủy nội địa vận tải hành khách du lịch bị thu hồi biển hiệu?
Căn cứ khoản 9 Điều 1 Thông tư 13/2024/TT-NHNN, quy định Quỹ tín dụng nhân dân có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng chi trả như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân:
9. Bổ sung Điều 8a vào sau Điều 8 như sau:
Điều 8a. Quỹ tín dụng nhân dân có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng chi trả.
1. Quỹ tín dụng nhân dân có nguy cơ mất khả năng chi trả khi thiếu hụt Tài sản “Có” có thể thanh toán ngay ở mức 20% trở lên tại thời điểm tính toán tỷ lệ khả năng chi trả dẫn đến không duy trì được tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định tại Thông tư này trong thời gian 30 ngày liên tục.
Như vậy, Quỹ tín dụng nhân dân có nguy cơ mất khả năng chi trả khi thiếu hụt tài sản “Có” có thể thanh toán ngay ở mức 20% trở lên tại thời điểm tính toán tỷ lệ khả năng chi trả dẫn đến không duy trì được tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định tại Thông tư 32/2015/TT-NHNN trong thời gian 30 ngày liên tục.
Ngoài ra, Quỹ tín dụng nhân dân mất khả năng chi trả khi không có khả năng thực hiện thanh toán nghĩa vụ nợ trong thời gian 01 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Lưu ý: Khi có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng chi trả, Quỹ tín dụng nhân dân phải kịp thời báo cáo với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố và thông báo cho Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh về thực trạng, nguyên nhân, các biện pháp đã áp dụng, các biện pháp dự kiến áp dụng để khắc phục và các đề xuất, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố (nếu có).
File Word Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 |
Quỹ tín dụng nhân dân có nguy cơ mất khả năng chi trả (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, quy định các hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân bao gồm:
(i) Quỹ tín dụng nhân dân nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam.
(ii) Quỹ tín dụng nhân dân cho vay bằng đồng Việt Nam.
(iii) Quỹ tín dụng nhân dân cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho thành viên, khách hàng của quỹ tín dụng nhân dân đó, trừ việc mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
(iv) Các hoạt động kinh doanh khác của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm:
- Nhận vốn ủy thác cho vay của tổ chức, cá nhân.
- Đại lý cung ứng dịch vụ thanh toán cho ngân hàng hợp tác xã đối với thành viên, khách hàng của quỹ tín dụng nhân dân đó.
- Vay, gửi tiền tại ngân hàng hợp tác xã; vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Các quỹ tín dụng nhân dân không được cho vay, gửi tiền lẫn nhau.
- Tham gia góp vốn tại ngân hàng hợp tác xã.
- Mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Đại lý một số lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, bảo quản tài sản.
- Đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, phù hợp với phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Tư vấn cho thành viên về hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác quy định trong Giấy phép.
Căn cứ khoản 2 Điều 39 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân phải có các nội dung chủ yếu sau:
(i) Nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, e, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều 39 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
(ii) Nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội thành viên, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, quyền, nghĩa vụ của Tổng giám đốc (Giám đốc).
(iii) Các trường hợp chấm dứt và thủ tục chấm dứt tư cách thành viên.
(iv) Quyền, nghĩa vụ của thành viên.
(v) Thể thức tiến hành Đại hội thành viên và thông qua quyết định của Đại hội thành viên, cách thức bầu đại biểu tham dự và biểu quyết tại Đại hội thành viên trong trường hợp Đại hội thành viên tổ chức theo hình thức đại hội đại biểu.
(vi) Nguyên tắc chia lãi theo mức độ sử dụng dịch vụ, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.
(vii) Quản lý tài chính, sử dụng và xử lý tài sản, vốn, quỹ và khoản lỗ.