Khi nào doanh nghiệp viễn thông được xem là có sức mạnh thị trường đáng kể? Hạn chế tỷ lệ sở hữu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông được quy định như thế nào?
>> Ủy nhiệm chi là gì? Sự khác nhau giữa ủy nhiệm chi và chuyển khoản là gì?
>> CQ trong xuất nhập khẩu là gì? Vai trò của CQ là gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định 163/2024/NĐ-CP, doanh nghiệp viễn thông được xác định có sức mạnh thị trường đáng kể trên thị trường dịch vụ viễn thông Nhà nước quản lý nếu có thị phần từ 10% đến dưới 30% trên thị trường dịch vụ viễn thông đó và thuộc một trong các trường hợp sau:
(i) Có tổng tài sản ghi tại bảng cân đối kế toán trong hệ thống báo cáo tài chính của năm kế trước chiếm từ 30% trở lên trên tổng tài sản trong báo cáo tài chính của năm kế trước của các doanh nghiệp viễn thông trên thị trường dịch vụ viễn thông đó.
(ii) Có dung lượng đường trục Bắc Nam chiếm từ 30% trở lên trên tổng dung lượng đường trục Bắc Nam của các doanh nghiệp viễn thông tham gia thị trường dịch vụ viễn thông đó.
(iii) Dung lượng đường trục Bắc Nam là dung lượng thiết kế của đường truyền dẫn viễn thông hữu tuyến đi qua đồng thời 3 địa điểm là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
(iv) Đối với thị trường dịch vụ viễn thông trên mạng viễn thông di động mặt đất, ngoài các tiêu chí quy định tại khoản (i) và khoản (ii) doanh nghiệp còn được xác định có sức mạnh thị trường đáng kể nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có số lượng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông có địa chỉ xác định do chính doanh nghiệp sở hữu, thiết lập chiếm từ 30% trở lên trên tổng số lượng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông có địa chỉ xác định của các doanh nghiệp viễn thông tham gia thị trường dịch vụ viễn thông di động mặt đất.
- Có tỷ lệ phần trăm dân số được phủ sóng mạng viễn thông di động mặt đất của doanh nghiệp chiếm từ 90% tổng dân số cả nước trở lên.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn |
Doanh nghiệp viễn thông được xem là có sức mạnh thị trường đáng kể
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 163/2024/NĐ-CP, một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông thuộc danh mục dịch vụ viễn thông áp dụng quy định về sở hữu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Lưu ý: Doanh nghiệp viễn thông trên có trách nhiệm báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) khi có thay đổi trong danh sách tổ chức, cá nhân sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp.
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 163/2024/NĐ-CP, dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng bao gồm:
(i) Dịch vụ thư điện tử.
(ii) Dịch vụ thư thoại.
(iii) Dịch vụ fax gia tăng giá trị.
(iv) Dịch vụ truy nhập Internet.
(v) Dịch vụ trung tâm dữ liệu.
(vi) Dịch vụ điện toán đám mây.
(vii) Dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet.
(viii) Các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trên đây là thông tin giải đáp về “Khi nào doanh nghiệp viễn thông được xem là có sức mạnh thị trường đáng kể? Hạn chế tỷ lệ sở hữu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông được quy định như thế nào và các loại dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng hiện nay?”.