Hóa đơn điện tử theo quy định mới có quy định nào bắt buộc in ra hay không và khi in ra có phải ký chỗ người mua hàng không? – Tấn Phát (Bình Thuận).
>> Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có cần phải quyết toán thuế?
>> Thông tin nào của người bán hàng trên sàn TMĐT sẽ được cung cấp cho cơ quan thuế?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Khi bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử cần phải đảm bảo:
- Tính an toàn, bảo mật, toàn vẹn, đầy đủ, không bị thay đổi, sai lệch trong suốt thời gian lưu trữ;
- Lưu trữ đúng và đủ thời hạn theo quy định của pháp luật kế toán.
Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được bảo quản, lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn và áp dụng hình thức bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phù hợp với đặc thù hoạt động và khả năng ứng dụng công nghệ. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phải sẵn sàng in được ra giấy hoặc tra cứu được khi có yêu cầu.
Lưu ý: Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, chứng từ đặt in, tự in phải bảo quản, lưu trữ đúng với yêu cầu sau:
- Hóa đơn, chứng từ chưa lập được lưu trữ, bảo quản trong kho theo chế độ lưu trữ bảo quản chứng từ có giá.
- Hóa đơn, chứng từ đã lập trong các đơn vị kế toán được lưu trữ theo quy định lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
- Hóa đơn, chứng từ đã lập trong các tổ chức, hộ, cá nhân không phải là đơn vị kế toán được lưu trữ và bảo quản như tài sản riêng của tổ chức, hộ, cá nhân đó.
Ký chỗ người mua hàng khi in hóa đơn điện tử (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Khi kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường, đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu thông tin về hóa đơn điện tử phục vụ yêu cầu quản lý, không yêu cầu cung cấp hóa đơn giấy. Các cơ quan có liên quan có trách nhiệm sử dụng các thiết bị để truy cập tra cứu dữ liệu hóa đơn điện tử.
Lưu ý: Trường hợp bất khả kháng do sự cố, thiên tai gây ảnh hưởng đến việc truy cập mạng Internet dẫn đến không tra cứu được dữ liệu hóa đơn thì cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đang thực hiện kiểm tra thực hiện tra cứu thông tin hóa đơn điện tử theo hình thức nhắn tin.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về đối tượng cung cấp thông tin, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử thì các bên sử dụng thông tin hóa đơn điện tử bao gồm:
- Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh là người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; các tổ chức, cá nhân là người mua hàng hóa, dịch vụ;
- Các cơ quan quản lý nhà nước sử dụng thông tin hóa đơn điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật; kiểm tra tính hợp pháp của hàng hóa lưu thông trên thị trường;
- Các tổ chức tín dụng sử dụng thông tin hóa đơn điện tử để thực hiện các thủ tục về thuế, thủ tục thanh toán qua ngân hàng;
- Các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
- Các tổ chức sử dụng thông tin chứng từ điện tử để khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức, cá nhân là người mua hàng hóa cũng là đối tượng cung cấp thông tin. Do đó, khi in hóa đơn điện tử thì cần phải ký ở chỗ người mua hàng.
Lưu ý:
- Đối với đề nghị của các cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước cấp Trung ương: Tổng cục Thuế là đơn vị cung cấp thông tin hóa đơn điện tử.
- Đối với đề nghị của cơ quan, tổ chức quản lý đồng cấp: Cục Thuế, Chi cục Thuế cung cấp thông tin.
>> Xem thêm công việc:
>> Các nội dung bắt buộc trên hóa đơn điện tử