Tôi mang thai được 01 tháng, vậy trong những ngày tôi đi khám thai có bị công ty trừ ngày phép năm hay không? – Lan Chi (Bình Dương).
>> Sau khi rút bảo hiểm xã hội một lần, có được đóng tiếp bảo hiểm xã hội?
>> Các chế độ thai sản mà người lao động vẫn được hưởng kể cả khi đã nghỉ việc?
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ hằng năm như sau:
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Theo quy định nêu trên, người lao động được nghỉ phép năm khi làm việc đủ 12 tháng cho doanh nghiệp hoặc được nghỉ số ngày tương ứng với số tháng làm việc đối với người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng.
Tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định nghỉ chế độ khi khám thai như sau:
Điều 32. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
1. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Theo đó, thời gian nghỉ phép năm và nghỉ hưởng chế độ khám thai là hai chế độ khác nhau. Khi bạn đi khám thai bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản theo mức nêu tại Mục 2 bên dưới. Đồng thời, phép năm của bạn sẽ không bị trừ khi nghỉ đi khám thai.
Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản sửa đổi, hướng dẫn thi hành 2023 |
Khi đi khám thai, người lao động có bị trừ phép năm?
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Đối với người lao động đi khám thai, mức hưởng chế độ thai sản được tính theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
- Mức hưởng một tháng: bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ khám thai là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
- Mức hưởng một ngày đối với chế độ khám thai được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày.
Ngoài ra, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và doanh nghiệp không phải đóng bảo hiểm xã hội (Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Tại tiết 2.2.1 điểm 2.2 khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 quy định hồ sơ cần chuẩn bị đối với người lao động hưởng chế độ khám thai bao gồm:
- Danh sách 01B-HSB do doanh nghiệp lập ra tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH.
- Trường hợp điều trị nội trú:
+ Bản sao giấy ra viện của người lao động.
+ Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao giấy chuyển tuyến hoặc bản sao giấy chuyển viện.
- Trường hợp điều trị ngoại trú:
+ Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; hoặc
+ Bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.