Lễ hội chùa Hương 2025 diễn ra khi nào, ở đâu? Giá dịch vụ tại Lễ hội chùa Hương là bao nhiêu? Quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội được quy định thế nào?
>> Lễ hội đền Gióng diễn ra khi nào, ở đâu? Hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội bao gồm những gì?
>> Trường hợp nào hướng dẫn viên du lịch được điều chỉnh tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch?
Lê hội chùa Hương năm 2025 với chủ đề “Lễ hội chùa Hương điểm đến du lịch, văn hóa, truyền thống Việt” diễn ra trong 3 tháng, từ ngày 3/2 đến hết ngày 1/5/2025 (tức từ mùng 6 tháng Giêng đến hết mùng 4 tháng Tư năm Ất Tỵ) tại huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội.
Hiện nay, giá vé của một số dịch vụ tại Lễ hội chùa Hương như sau:
(i) Giá vé tích hợp phí tham quan và dịch vụ vận chuyển bằng thuyền đò tuyến Hương Tích đối với người lớn là 230.000 đồng, trẻ em là 65.000 đồng.
(ii) Tuyến Long Vân - Tuyết Sơn là 85.000 đồng đối với người lớn và 50.000 đồng với với trẻ em.
(iii) Dịch vụ vận chuyển bằng cáp treo từ chùa Thiên Trù đi động Hương Tích vé khứ hồi là 260.000 đồng đối với người lớn, 180.000 đồng đối với trẻ em và người được ưu tiên.
Giá đi một lượt là 180.000 đồng đối với người lớn, 120.000 đồng đối với trẻ em và người ưu tiên.
(iv) Giá vé vận chuyển bằng xe điện từ bãi gửi xe đến bến đò là 20.000 đồng/người/lượt.
(v) Giá vé trông phương tiện, hiện đang đề xuất thu phí đối với xe ô tô vận chuyển khách dưới 9 chỗ là 30.000 đồng/lượt, trên 10 chỗ là 50.000 đồng/lượt, nếu gửi qua đêm sẽ thu thêm 20.000 đồng/xe.
Lưu ý: Các nội dung nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
File Excel tính và đếm ngược ngày đến các dịp lễ, tết năm 2025 |
Lễ hội chùa Hương 2025 diễn ra khi nào, ở đâu? Giá dịch vụ tại Lễ hội chùa Hương là bao nhiêu?
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP, quy định quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội như sau:
(i) Quyền của người tham gia lễ hội
- Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng.
- Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước.
- Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
(ii) Trách nhiệm của người tham gia lễ hội
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội.
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội.
- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội.
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm các quy định trên còn phải thực hiện các quy định sau:
+ Không đi lễ hội trong giờ hành chính.
+ Không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Trên đây là thông tin về “Lễ hội chùa Hương 2025 diễn ra khi nào, ở đâu? Giá dịch vụ tại Lễ hội chùa Hương là bao nhiêu? Quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội được quy định thế nào?”.