Lễ hội đền Gióng diễn ra khi nào, ở đâu? Hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội bao gồm những gì? Các trường hợp nào phải tạm ngừng tổ chức lễ hội?
>> Trường hợp nào hướng dẫn viên du lịch được điều chỉnh tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch?
>> Hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
Lễ hội đền Gióng, còn được biết đến với tên gọi lễ hội Thánh Gióng, là một trong những lễ hội truyền thống nổi bật ở miền Bắc Việt Nam. Sự kiện này nhằm tôn vinh và bày tỏ lòng biết ơn đối với vị anh hùng huyền thoại Phù Đổng Thiên Vương, hay còn gọi là Thánh Gióng, người có công lớn trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Hội Gióng là một nét đẹp văn hóa đặc trưng, được tổ chức thường niên tại nhiều địa điểm thuộc khu vực Hà Nội. Đây là dịp để người dân thể hiện sự kính trọng, tưởng nhớ và tôn vinh tinh thần chiến đấu bất khuất của Thánh Gióng.
Hiện nay, có hai hội Gióng tiêu biểu tại Hà Nội:
- Hội Gióng tại đền Sóc, thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn.
- Hội Gióng Phù Đổng, tổ chức tại đền Phù Đổng, huyện Gia Lâm.
Ngoài hai địa điểm trên, nhiều khu vực khác ở Hà Nội cũng tổ chức hội Gióng, có thể kể đến như xã Thống Nhất (huyện Thường Tín), làng Phù Lỗ Đoài (huyện Sóc Sơn), Đống Đồ (huyện Đông Anh),…
Lễ hội đền Gióng là lễ hội đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.
Thời gian tổ chức Lễ hội đền Gióng từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 4 Âm lịch hằng năm tại đền Phù Đổng, thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Căn cứ Điều 10 Nghị định 110/2018/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội bao gồm:
1. Văn bản đăng ký nêu rõ tên lễ hội, sự cần thiết, thời gian, địa điểm, quy mô, nội dung hoạt động lễ hội, dự kiến thành phần số lượng khách mời.
2. Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.
3. Dự kiến thành phần Ban tổ chức lễ hội.
4. Các tài liệu hoặc văn bản chứng minh về nguồn gốc lễ hội (đối với lễ hội truyền thống).
5. Văn bản đồng ý tổ chức lễ hội tại Việt Nam của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự hoặc Tổng Lãnh sự quốc gia, vùng lãnh thổ và văn bản đồng ý của Bộ Ngoại giao (đối với lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài).
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
File Excel tính và đếm ngược ngày đến các dịp lễ, tết năm 2025 |
Lễ hội đền Gióng diễn ra khi nào, ở đâu; Hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội bao gồm những gì
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 8 Nghị định 110/2018/NĐ-CP, Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký hoặc thông báo được quyền yêu cầu bằng văn bản tạm ngừng tổ chức lễ hội trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức lễ hội sai lệch nội dung, giá trị của lễ hội;
b) Tổ chức lễ hội gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội; vi phạm các quy định về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường gây hậu quả nghiêm trọng; gây cháy nổ, làm chết người;
c) Xảy ra thiên tai, dịch bệnh có ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội ở địa phương;
d) Có hoạt động phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt về giá trị di sản, truyền thống của lễ hội gây hoang mang trong nhân dân.
Lưu ý: Ban tổ chức lễ hội tự ngừng hoặc ngừng ngay các hoạt động tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; kịp thời khắc phục hậu quả, đề xuất phương án tiếp tục tổ chức lễ hội trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.