Tôi nhận hợp đồng của đối tác mà trong đó có điều khoản giải quyết tranh chấp vừa chọn trọng tài và tòa án. Sau này có tranh chấp thì chọn cơ quan nào? – Thu Thanh (Lâm Đồng).
>> Thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ gồm những nội dung nào?
>> Các ngành, nghề, công việc đặc thù theo quy định của Bộ luật Lao động 2019?
Tôi nhận được hợp đồng cung cấp thực phẩm từ phía công ty đối tác. Sau khi đọc lại các điều khoản hợp đồng thì tại điều khoản giải quyết tranh chấp có lựa chọn cả trọng tài và tòa án giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Sau này có tranh chấp thì cơ quan nào giải quyết và tôi có được lựa chọn Trung tâm Trọng tài để giải quyết không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành Quy định Luật Trọng tài thương mại thì:
4. Trường hợp các bên vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Tòa án mà các bên không có thỏa thuận lại hoặc thỏa thuận mới về cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này mà phát sinh tranh chấp thì xử lý như sau:
a) Trường hợp người khởi kiện yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp khi Tòa án chưa thụ lý vụ án quy định tại điểm b khoản 4 Điều này thì Tòa án căn cứ quy định tại Điều 6 Luật TTTM để từ chối thụ lý, giải quyết. Trong trường hợp này, khi nhận được đơn khởi kiện Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện, nếu đã thụ lý vụ án thì căn cứ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 192 BLTTDS ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án vì không thuộc thẩm quyền của Tòa án, trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện.
b) Trường hợp người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, thì ngay sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xác định một trong các bên đã yêu cầu Trọng tài giải quyết hay chưa.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện mà Tòa án xác định người bị kiện, người khởi kiện đã yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, trường hợp người bị kiện, người khởi kiện chưa yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp thì Tòa án xem xét thụ lý giải quyết theo thủ tục chung.
Trường hợp Tòa án đã thụ lý vụ án mà phát hiện tranh chấp đã có yêu cầu Trọng tài giải quyết trước thời điểm Tòa án thụ lý vụ án thì Tòa án căn cứ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 192 BLTTDS ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án vì không thuộc thẩm quyền của Tòa án, trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện.
Như vậy, phía công ty mới chỉ soạn thảo hợp đồng và chưa có phát sinh tranh chấp. Khi có tranh chấp thì các bên có thể lựa chọn Trọng Tài hoặc Tòa án để giải quyết. Trường hợp mà công ty bạn có mong muốn khởi kiện ở Trọng tài để giải quyết tranh chấp thì có thể lựa chọn cơ quan này.
Bên cạnh đó, trường hợp người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, thì ngay sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xác định một trong các bên đã yêu cầu Trọng tài giải quyết hay chưa theo hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP.
File word Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa năm 2023 và hướng dẫn cách sử dụng |
Hợp đồng thỏa thuận cả Trọng tài và Tòa án thì chọn cơ quan nào giải quyết tranh chấp? (Ảnh minh họa - Nguồn từ internet)
Theo quy định tại Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài như sau:
Điều 5. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
1. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
Theo đó, muốn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì các bên có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
Theo quy định tại Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì thỏa thận trọng tài vô hiệu trong các trường hợp sau:
- Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật Trọng tài thương mại 2010.
- Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
- Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật Trọng tài thương mại 2010.
- Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
- Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.