Cho tôi hỏi hợp đồng nhượng quyền thương mại sẽ có hiệu lực từ thời điểm nào? – Việt Hoàng (Lai Châu).
>> Thù lao đại lý được trả như thế nào?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 284 Luật Thương mại 2005 thì nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Lưu ý: Trước khi nhượng quyền thương mại, bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với Bộ Thương mại (Khoản 1 Điều 291 Luật Thương mại 2005)
Tại Điều 285 Luật Thương mại 2005 quy định hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 35/2006/NĐ-CP thì trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Nội dung của quyền thương mại.
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
- Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
- Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập bằng tiếng Việt. Trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài, ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thoả thuận (Điều 12 Nghị định 35/2006/NĐ-CP).
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền thương mại (Ảnh minh họa)
3. Hợp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực từ thời điểm nào?
Căn cứ quy định tại Điều 14 Nghị định 35/2006/NĐ-CP thì hợp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác;
Nếu trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có phần nội dung về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ thì phần đó có hiệu lực theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Về thời hạn của hợp đồng nhượng quyền thương mại được quy định tại Điều 13 Nghị định 35/2006/NĐ-CP như sau:
- Thời hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thoả thuận;
- Hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể chấm dứt trước thời hạn thoả thuận trong các trường hợp sau:
(1) Bên nhận quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong trường hợp Bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 287 của Luật Thương mại 2005.
(2) Bên nhượng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong các trường hợp sau đây:
+ Bên nhận quyền không còn Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương mà theo quy định của pháp luật Bên nhận quyền phải có để tiến hành công việc kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại.
+ Bên nhận quyền bị giải thể hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Bên nhận quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng có khả năng gây thiệt hại lớn cho uy tín của hệ thống nhượng quyền thương mại.
+ Bên nhận quyền không khắc phục những vi phạm không cơ bản trong hợp đồng nhượng quyền thương mại trong một thời gian hợp lý, mặc dù đã nhận được thông báo bằng văn bản yêu cầu khắc phục vi phạm đó từ Bên nhượng quyền.
>> Xem thêm bài viết:
>> Những quy định của Pháp luật liên quan đến nhượng quyền thương mại
>> Hướng dẫn thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại
>> Công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ bản quyền, nhượng quyền thương mại