Đối với hàng hóa được mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa thì quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định như thế nào? – Hữu Thắng (Quảng Bình).
>> Năm 2023, hàng hóa nào được mua bán qua Sở Giao dịch hàng hóa?
>> Việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao, quyền sở hữu với hàng hóa năm 2023 quy định thế nào?
Khi hàng hóa thuộc trường hợp được mua bán qua Sở Giao dịch hàng hóa theo quy định tại Điều 63 Luật Thương mại 2005 thì các bên có thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.
>> Xem thêm bài viết: Năm 2023, hàng hóa nào được mua bán qua Sở Giao dịch hàng hóa?
Theo quy định tại Điều 64 Luật Thương mại 2005 hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá bao gồm hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn. Trong đó:
- Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hóa tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng.
- Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó.
Toàn văn File word Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn mới nhất |
Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hoá năm 2023 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Năm 2023, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng kỳ hạn được quy định tại Điều 65 Luật Thương mại 2005 cụ thể:
- Nếu người bán thực hiện việc giao hàng theo hợp đồng thì bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán.
- Nếu các bên có thoả thuận về việc bên mua có thể thanh toán bằng tiền và không nhận hàng thì bên mua phải thanh toán cho bên bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện.
- Nếu các bên có thoả thuận về việc bên bán có thể thanh toán bằng tiền và không giao hàng thì bên bán phải thanh toán cho bên mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện và giá thoả thuận trong hợp đồng.
Đối với hợp đồng quyền chọn, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa được quy định tại Điều 66 Luật Thương mại 2005 như sau:
- Bên mua quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán phải trả tiền mua quyền chọn để được trở thành bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ quyền chọn bán. Số tiền phải trả cho việc mua quyền chọn do các bên thỏa thuận.
- Bên giữ quyền chọn mua có quyền mua nhưng không có nghĩa vụ phải mua hàng hóa đã giao kết trong hợp đồng.
+ Nếu bên giữ quyền chọn mua quyết định thực hiện hợp đồng thì bên bán có nghĩa vụ phải bán hàng hóa cho bên giữ quyền chọn mua.
+ Nếu bên bán không có hàng hoá để giao thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện.
- Bên giữ quyền chọn bán có quyền bán nhưng không có nghĩa vụ phải bán hàng hóa đã giao kết trong hợp đồng.
+ Nếu bên giữ quyền chọn bán quyết định thực hiện hợp đồng thì bên mua có nghĩa vụ phải mua hàng hoá của bên giữ quyền chọn bán.
+ Nếu bên mua không mua hàng thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện và giá thoả thuận trong hợp đồng.
Lưu ý: Nếu bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ quyền chọn bán quyết định không thực hiện hợp đồng trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực thì hợp đồng đương nhiên hết hiệu lực.
>> Xem thêm bài viết:
>> Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại năm 2023?
>> Lưu ý khi thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam năm 2023
>> Những quy định chung với hoạt động mua bán hàng hóa năm 2023?
>> Năm 2023, trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì giải quyết thế nào?