Trong năm 2023, hàng hóa nào được mua bán qua Sở Giao dịch hàng hóa? Thời gian giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa được quy định như thế nào? – Diễm Kiều (Đồng Nai).
>> Việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao, quyền sở hữu với hàng hóa năm 2023 quy định thế nào?
>> Năm 2023, trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì giải quyết thế nào?
Theo quy định tại Điều 63 Luật Thương mại 2005 quy định mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai.
Bên cạnh đó, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được Chính phủ quy định chi tiết tại Chương 5 Nghị định 158/2006/NĐ-CP.
Toàn văn File word Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn mới nhất |
Hàng hóa được mua bán qua Sở Giao dịch hàng hóa năm 2023 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Năm 2023, những hàng hóa được mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa theo quy định tại Điều 32 Nghị định 158/2006/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Nghị định 51/2018/NĐ-CP như sau:
- Đối với các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện, hạn chế kinh doanh, Sở Giao dịch hàng hóa phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền chấp thuận để niêm yết giao dịch trên Sở Giao dịch hàng hóa.
- Đối với những mặt hàng không thuộc danh mục hàng hóa bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, Sở Giao dịch hàng hóa có trách nhiệm gửi 01 bộ hồ sơ thông báo với Bộ Công Thương trước khi chính thức niêm yết giao dịch trên Sở Giao dịch hàng hóa 30 ngày. Trong đó, hồ sơ thông báo bao gồm:
+ Văn bản thông báo về việc niêm yết danh mục hàng hóa mới trên Sở Giao dịch hàng hóa;
+ Tài liệu đặc tả hợp đồng của từng loại hàng hóa dự kiến niêm yết trên Sở Giao dịch hàng hóa.
Hồ sơ được gửi về Bộ Công Thương theo một trong ba cách: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua mạng điện tử của Bộ Công Thương.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ thông báo của Sở Giao dịch hàng hóa về việc niêm yết hàng hóa giao dịch trên Sở Giao dịch hàng hóa, Bộ Công Thương có văn bản phản hồi đến Sở Giao dịch hàng hóa nếu hồ sơ thông báo chưa đầy đủ. Sau thời hạn trên, nếu Sở Giao dịch hàng hóa không nhận được văn bản phản hồi từ Bộ Công Thương có nghĩa là hồ sơ thông báo của Sở Giao dịch hàng hóa đã đầy đủ, hợp lệ.
Thời gian giao dịch hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa năm 2023 được hướng dẫn tại Điều 33 Nghị định 158/2006/NĐ-CP cụ thể:
- Sở Giao dịch hàng hóa phải công bố thời gian giao dịch cụ thể, bao gồm ngày giao dịch, phiên giao dịch, thời gian khớp lệnh giao dịch và giờ mở cửa, đóng cửa của ngày giao dịch.
- Sở Giao dịch hàng hóa có thể tạm thời thay đổi thời gian giao dịch trong các trường hợp sau đây:
+ Hệ thống giao dịch có sự cố dẫn đến việc không thể thực hiện các lệnh giao dịch như thường lệ;
+ Quá nửa số thành viên có sự cố về hệ thống chuyển lệnh giao dịch;
+ Các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Khi xảy ra các trường hợp tạm thời thay đổi thời gian giao dịch, Sở Giao dịch hàng hóa phải tạm ngừng giao dịch cho đến khi khắc phục được các trường hợp này. Trường hợp không khắc phục được trong phiên giao dịch thì phiên giao dịch được coi là kết thúc vào lần khớp lệnh ngay trước đó.
Sở Giao dịch hàng hóa phải công bố kịp thời các trường hợp nêu trên.
>> Xem thêm bài viết:
>> Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại năm 2023?
>> Lưu ý khi thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam năm 2023
>> Những quy định chung với hoạt động mua bán hàng hóa năm 2023?
>> Năm 2023, trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì giải quyết thế nào?