Giao thông thông minh là gì? Giao thông thông minh đường bộ được quy định mới như thế nào?
>> Mã ngành 6190 là gì? Hoạt động viễn thông khác thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 6010 là gì? Hoạt động phát thanh thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ Điều 40 Luật Đường bộ 2024, giao thông thông minh là việc ứng dụng các công nghệ điện tử, thông tin, truyền thông, khoa học quản lý mới, hiện đại nhằm tối ưu hiệu suất quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường bộ; bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, hiệu quả, kịp thời, tiện lợi và thân thiện với môi trường.
Hệ thống quản lý giao thông thông minh được thiết lập để tích hợp, lưu trữ, phân tích dữ liệu phục vụ quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ; hỗ trợ hoạt động vận tải, thanh toán điện tử giao thông; cung cấp các dịch vụ giao thông thông minh, được kết nối, chia sẻ dữ liệu với trung tâm chỉ huy giao thông và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Khái niệm giao thông thông minh, quy định về giao thông thông minh đường bộ từ 01/01/2025
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 41 Luật Đường bộ 2024, chi phí quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ từ ngày 01/01/2025 được quy định như sau:
(i) Chi phí quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ gồm chi phí cho các hoạt động quy định tại các điều 21, 35, 36 và 38 Luật Đường bộ 2024.
(ii) Đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư, chi phí quy định tại khoản (i) Mục này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
(iii) Đối với kết cấu hạ tầng đường bộ là tài sản công trong thời hạn cho thuê quyền khai thác tài sản, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản hoặc phương thức chuyển giao quyền khai thác khác, chi phí quy định tại khoản (i) Mục này thực hiện theo hợp đồng đã ký kết và quy định của pháp luật có liên quan.
(iv) Đối với các trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 37 Luật Đường bộ 2024 thì chi phí quy định tại khoản (i) Mục này được sử dụng trong tổng mức đầu tư của dự án để chủ đầu tư tổ chức thực hiện.
(v) Đối với kết cấu hạ tầng đường bộ do Nhà nước đầu tư đã được bàn giao, đưa vào khai thác nhưng chưa hoàn thành việc giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ thì chi phí quy định tại khoản (i) Mục này được bố trí từ nguồn chi thường xuyên của ngân sách nhà nước.
(vi) Người quản lý, sử dụng đường bộ đối với đường chuyên dùng phải bảo đảm kinh phí quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì và bảo vệ đường chuyên dùng.
Căn cứ Điều 42 Luật Đường bộ 2024, nguồn tài chính để đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ và nguồn thu từ kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm:
(i) Nguồn tài chính để đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư, pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(ii) Nguồn thu từ kết cấu hạ tầng đường bộ nộp ngân sách nhà nước bao gồm:
- Phí sử dụng đường bộ thu qua đầu phương tiện đối với xe ô tô.
- Phí sử dụng đường cao tốc thu đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác.
- Nguồn thu của Nhà nước liên quan đến khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng đường bộ, nguồn thu từ khai thác, sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung với đường bộ và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
(iii) Nguồn thu từ dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư, xây dựng đường bộ để kinh doanh; hợp đồng nhượng quyền kinh doanh - quản lý, khai thác đường bộ cao tốc là tài sản công được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá và quy định khác của pháp luật có liên quan.