ETD là gì trong xuất nhập khẩu? ETD có vai trò trong gì hoạt động xuất nhập khẩu? Điều kiện đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam để trưng bày, giới thiệu bao gồm những gì?
>> Đơn vị bán lẻ điện có những quyền và nghĩa vụ gì?
>> Chuyển giao công nghệ là gì? Các phương thức chuyển giao công nghệ hiện nay?
Pháp luật hiện hành không quy định nào về ETD là gì? Tuy nhiên, quý khách hàng có thể tham khảo nội dung định nghĩa sau về ETD là gì :
ETD, viết tắt của Estimated Time of Departure (thời gian dự kiến khởi hành), là một thuật ngữ dùng để chỉ thời điểm mà một lô hàng hoặc phương tiện vận tải dự kiến rời khỏi nơi xuất phát. Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, ETD đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các bên liên quan lập kế hoạch hiệu quả và phối hợp nhịp nhàng trong toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hóa.Thời gian dự kiến khởi hành này thường được xác định cụ thể bằng ngày và giờ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi và quản lý tiến độ vận chuyển.
Toàn văn File word Luật Thương mại và văn bản hướng dẫn mới nhất |
ETD là gì trong xuất nhập khẩu; ETD có vai trò trong gì hoạt động xuất nhập khẩu
(Hình minh họa – Nguồn từ Internet)
Trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, việc dự đoán chính xác thời gian giao nhận hàng hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp nắm bắt trước thời gian dự kiến mà còn hỗ trợ trong việc quản lý và điều phối hoạt động sản xuất một cách mượt mà, tránh những gián đoạn không mong muốn. Trong đó, ETD (thời gian dự kiến khởi hành) giữ vai trò then chốt, bởi chỉ khi ETD được xác định và thực hiện đúng, ETA (thời gian dự kiến đến nơi) mới có thể được tính toán và đảm bảo chính xác.
Ngoài việc cung cấp thông tin về thời gian khởi hành, ETD còn là cơ sở để đánh giá liệu quá trình vận chuyển có diễn ra suôn sẻ hay không. Nhiều yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến ETD, chẳng hạn như điều kiện thời tiết bất lợi, sự cố kỹ thuật, trục trặc trong khâu đóng gói hàng hóa, hoặc các vấn đề bất ngờ khác. Khi các yếu tố này được dự đoán và đánh giá sớm, bên vận chuyển có thể kịp thời đưa ra các biện pháp ứng phó phù hợp, đồng thời nhanh chóng thông báo cho các bên liên quan. Điều này giúp xử lý linh hoạt các sự cố, giảm thiểu rủi ro và tránh những tổn thất không đáng có về thời gian lẫn chi phí, đồng thời đảm bảo quá trình giao nhận diễn ra hiệu quả và đúng kế hoạch.
Lưu ý, nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo.
Theo nội dung quy định Điều 122 Luật Thương mại 2005 về điều kiện đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam để trưng bày, giới thiệu như sau:
Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam để trưng bày, giới thiệu tại Việt Nam, ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 121 Luật Thương mại 2005 này còn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
(i) Là hàng hoá được phép nhập khẩu vào Việt Nam.
(ii) Hàng hoá tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu phải tái xuất khẩu sau khi kết thúc việc trưng bày, giới thiệu nhưng không quá sáu tháng, kể từ ngày tạm nhập khẩu; nếu quá thời hạn trên thì phải làm thủ tục gia hạn tại hải quan nơi tạm nhập khẩu.
(iii) Hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu nếu tiêu thụ tại Việt Nam thì phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam đối với hàng hóa nhập khẩu.
Căn cứ Điều 32 Luật Thương mại 2005 quy định về nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau
(i) Nhãn hàng hoá là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn lên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá.
(ii) Hàng hóa lưu thông trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải có nhãn hàng hóa, trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật.
(iii) Các nội dung cần ghi trên nhãn hàng hóa và việc ghi nhãn hàng hóa được thực hiện theo quy định của Chính phủ.