eSim là gì? Quy định kích hoạt, sử dụng tài khoản định danh điện tử? Nguyên tắc định danh và xác thực điện tử được quy định như thế nào?
>> Thành viên công ty hợp danh có được làm chủ doanh nghiệp tư nhân không?
>> DHCP là gì? Bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng như thế nào?
eSIM (embedded SIM) là một loại SIM điện tử được tích hợp sẵn vào bảng mạch của thiết bị di động, giúp người dùng dễ dàng kích hoạt gói cước di động mà không cần đến SIM vật lý như trước đây.
So với SIM truyền thống, eSIM có kích thước nhỏ gọn hơn rất nhiều, chỉ dài 2,3 mm, rộng 2,5 mm và dày 0,2 mm.
Quá trình cài đặt eSIM cũng tiện lợi hơn đáng kể. Thay vì phải tháo lắp thẻ SIM, người dùng chỉ cần quét mã QR để kích hoạt eSIM trên thiết bị một cách nhanh chóng.
Lưu ý: Nội dung “eSim là gì?” chỉ mang tính chất tham khảo.
Căn cứ Điều 14 Nghị định 69/2024/NĐ-CP, quy định kích hoạt, sử dụng tài khoản định danh điện tử như sau:
(i) Chủ thể danh tính điện tử thực hiện kích hoạt tài khoản định danh điện tử của cá nhân, cơ quan, tổ chức trên Ứng dụng định danh quốc gia trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả cấp tài khoản định danh điện tử.
Sau 07 ngày, nếu tài khoản định danh điện tử không được kích hoạt, chủ thể danh tính điện tử liên hệ với cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử thông qua tổng đài tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu về định danh và xác thực điện tử để thực hiện việc kích hoạt tài khoản định danh điện tử.
(ii) Người dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện sử dụng tài khoản định danh điện tử phải được sự đồng ý, xác nhận của người đại diện, người giám hộ thông qua Ứng dụng định danh quốc gia.
Người đại diện, người giám hộ sử dụng tài khoản định danh điện tử của người dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện để thực hiện các giao dịch và các hoạt động khác phục vụ quyền và lợi ích của họ.
(iii) Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử, dịch vụ xác thực điện tử có giá trị pháp lý để khẳng định, chứng minh chủ thể danh tính điện tử đã thực hiện và chấp thuận đối với giao dịch.
(iv) Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử thực hiện kết nối, chia sẻ, xác thực dữ liệu để chủ thể danh tính điện tử sử dụng tài khoản định danh điện tử ở các quốc gia khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết.
File Word Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 |
eSim là gì; Quy định kích hoạt, sử dụng tài khoản định danh điện tử (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 4 Nghị định 69/2024/NĐ-CP, quy định nguyên tắc định danh và xác thực điện tử như sau:
(i) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(ii) Bảo đảm tính chính xác, công khai, minh bạch trong quản lý, thuận tiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(iii) Bảo đảm an ninh, an toàn thiết bị, bảo mật dữ liệu khi thực hiện định danh và xác thực điện tử.
(iv) Cơ quan, tổ chức, cá nhân được khai thác và sử dụng danh tính điện tử phải bảo mật thông tin tài khoản định danh điện tử và tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
(v) Mọi hành vi vi phạm pháp luật về định danh và xác thực điện tử phải được phát hiện, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
(vi) Bảo đảm phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
(vii) Không được sử dụng tài khoản định danh điện tử vào hoạt động, giao dịch trái quy định của pháp luật; xâm phạm đến an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
(viii) Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân không được can thiệp trái phép vào hoạt động của hệ thống định danh và xác thực điện tử.