Dữ liệu số là gì? Công khai dữ liệu được quy định như thế nào theo Luật Dữ liệu 2024? Biện pháp bảo vệ dữ liệu được quy định như thế nào theo Luật Dữ liệu 2024?
>> Truy xuất dữ liệu là gì? Truy xuất dữ liệu có những lợi ích gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Dữ liệu 2024 quy định giải thích dữ liệu số như sau:
Dữ liệu số là dữ liệu về sự vật, hiện tượng, sự kiện, bao gồm một hoặc kết hợp các dạng âm thanh, hình ảnh, chữ số, chữ viết, ký hiệu được thể hiện dưới dạng kỹ thuật số (sau đây gọi là dữ liệu).
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Dữ liệu số là gì; Công khai dữ liệu được quy định như thế nào theo Luật Dữ liệu 2024
(Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo quy định tại Điều 21 Luật Dữ liệu 2024 về công khai dữ liệu được quy định báo gồm các nội dung sau:
(i) Việc công khai dữ liệu phải bảo đảm phản ánh đúng dữ liệu từ nguồn dữ liệu gốc, thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong việc khai thác, sử dụng, chia sẻ.
(ii) Dữ liệu được công khai, công khai có điều kiện, không được công khai phải căn cứ vào thông tin được dữ liệu phản ánh theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin.
(iii) Hình thức công khai dữ liệu, bao gồm: đăng tải dữ liệu trên cổng dữ liệu, cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử, phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
(iv) Cơ quan nhà nước có trách nhiệm công bố danh mục dữ liệu mở và tổ chức công khai dữ liệu mở theo quy định tại Mục này của bài viết để tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng, chia sẻ. Thời điểm công khai dữ liệu đối với từng lĩnh vực được thực hiện theo quy định của pháp luật.
(v) Chính phủ quy định chi tiết tại Điều 21 Luật Dữ liệu 2024.
Căn cứ quy định tại Điều 27 Luật Dữ liệu 2024 quy định về bảo vệ dữ liệu bao gồm các nội dung sau:
1. Biện pháp bảo vệ dữ liệu được áp dụng trong toàn bộ quá trình xử lý dữ liệu, bao gồm:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, quy định bảo vệ dữ liệu;
b) Quản lý hoạt động xử lý dữ liệu;
c) Xây dựng và triển khai các giải pháp kỹ thuật;
d) Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, quản lý nguồn nhân lực;
đ) Các biện pháp bảo vệ dữ liệu khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan nhà nước phải bảo vệ dữ liệu trong ngành, lĩnh vực do mình quản lý, tuân thủ các chính sách chung về quốc phòng, an ninh; thiết lập hệ thống bảo vệ dữ liệu thống nhất để đánh giá rủi ro an ninh dữ liệu, giám sát và cảnh báo sớm.
3. Chủ sở hữu dữ liệu, chủ quản dữ liệu quản lý dữ liệu cốt lõi, dữ liệu quan trọng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ dữ liệu.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này
Theo đó, các biện pháp bảo vệ dữ liệu bao gồm:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, quy định bảo vệ dữ liệu.
- Quản lý hoạt động xử lý dữ liệu.
- Xây dựng và triển khai các giải pháp kỹ thuật.
- Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, quản lý nguồn nhân lực.
- Các biện pháp bảo vệ dữ liệu khác theo quy định của pháp luật.
Các nguyên tắc hoạt động của Quỹ dữ liệu quốc gia được quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Dữ liệu 2024 như sau:
- Không vì mục đích lợi nhuận.
- Quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch.
- Hỗ trợ cho các hoạt động xây dựng, phát triển, bảo vệ, quản trị, xử lý, sử dụng dữ liệu.
- Được chi cho các hoạt động khi ngân sách nhà nước bố trí chưa đáp ứng yêu cầu.