Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và sa thải có giống nhau không? - Đây là thắc mắc của anh Hoài (Sông Hinh, Phú Yên)
>> Sau khi nghỉ việc thì được nhận lại những giấy tờ gì?
>> Đã nộp đơn xin nghỉ việc, có được rút lại không?
Cụ thể, anh Hoài thắc mắc: “Vì nhiều lý do, công ty tôi định cho một vài lao động nghỉ việc. Tôi thắc mắc không biết đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và sa thải có giống nhau không?”
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Pháp luật lao động hiện tại vẫn chưa có quy định cụ thể khái niệm đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và sa thải, tuy nhiên, có thể hiểu 02 thuật ngữ này như sau:
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng là một bên trong hợp đồng tự ý chấm dứt hợp đồng khi hợp đồng vẫn còn thời hạn.
- Sa thải là một hình thức xử lý kỷ luật của bên sử dụng lao động nhằm chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động chịu sự kỷ luật.
Về cơ bản cả hai đều là hành vi pháp lý đơn phương nhằm mục đích chấm dứt quan hệ lao động. Tuy nhiên giữa 02 hành vi này vẫn có những đặc điểm riêng như sau:
Tiêu chí |
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động |
Sa thải |
Chủ thể tiến hành |
- Người sử dụng lao động; - Người lao động. |
- Người sử dụng lao động. |
Căn cứ phát sinh |
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sau khi đã báo trước cho người sử dụng lao động biết (Điều 35 Bộ luật Lao động 2019); - Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong một số trường hợp nhất định và đã báo trước cho người lao động biết. (Điều 36 Bộ luật Lao động 2019). |
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây: - Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc; - Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động; - Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật; - Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. (Điều 125 Bộ luật Lao động 2019) |
Bản chất |
Là một trong những quyền mà pháp luật dành cho người lao động và người sử dụng lao động. |
Là biện pháp xử lý kỷ luật người lao động, có tính răn đe. |
Trình tự, thủ tục |
Chỉ cần tuân thủ thời hạn báo trước. |
Cần phải tuân thủ các nguyên tắc và trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động chặt chẽ. |
Thời hiệu |
Không có. |
6 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm (khoản 1 Điều 123 Bộ luật Lao động 2019). |
Hậu quả pháp lý |
- Chấm dứt quan hệ lao động. - Người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc nếu đáp ứng được các điều kiện. |
Người lao động buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động mà không được hưởng trợ cấp thôi việc. |
Trên đây là nội dung hỗ trợ của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP về vấn đề trên.
Trân trọng!