Khi thực hiện hành vi tập trung kinh tế, doanh nghiệp sẽ phải chịu các hình thức xử phạt nào? – Thùy Dung (Đà Nẵng).
>> Hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận doanh nghiệp ưu tiên gồm những gì?
>> Điều kiện để doanh nghiệp xuất khẩu trở thành doanh nghiệp ưu tiên là gì?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Theo quy định tại Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018 thì tập trung kinh tế bao gồm các hình thức sau đây:
(1) Sáp nhập doanh nghiệp: là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập;
(2) Hợp nhất doanh nghiệp: Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất;
(3) Mua lại doanh nghiệp: Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại;
(4) Liên doanh giữa các doanh nghiệp: Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới;
(5) Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
>> Xem thêm bài viết:
>> Thủ tục thông báo tập trung kinh tế được thực hiện như thế nào?
>> Khi nào doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục thông báo tập trung kinh tế?
>> Cách xác định hành vi tập trung kinh tế bị cấm?
Tại Điều 30 Luật Cạnh tranh 2018 nghiêm cấm việc doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.
Mức xử phạt khi doanh nghiệp thực hiện hành vi tập trung kinh tế bị cấm (Ảnh minh họa)
Đối với hành vi sáp nhập doanh nghiệp bị cấm:
- Phạt tiền doanh nghiệp nhận sáp nhập từ 01 % đến 05 % tổng doanh thu trên thị trường liên quan của doanh nghiệp nhận sáp nhập và doanh nghiệp bị sáp nhập trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi sáp nhập bị cấm.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập;
+ Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp nhận sáp nhập.
(Điều 10 Nghị định 75/2019/NĐ-CP)
Đối với hành vi hợp nhất doanh nghiệp bị cấm:
- Phạt tiền doanh nghiệp được hình thành sau hợp nhất từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất đối với hành vi hợp nhất bị cấm.
- Hình thức xử phạt bổ sung: Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp cho doanh nghiệp hợp nhất.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc chia, tách doanh nghiệp hợp nhất;
+ Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp mới hình thành sau tập trung kinh tế.
(Điều 11 Nghị định 75/2019/NĐ-CP)
Hành vi mua lại doanh nghiệp bị cấm:
- Phạt tiền doanh nghiệp mua lại từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp mua lại và doanh nghiệp bị mua lại đối với hành vi mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác bị cấm.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản mà doanh nghiệp đã mua;
+ Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn nhất định về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp mua lại.
(Điều 12 Nghị định 75/2019/NĐ-CP)
Hành vi liên doanh giữa các doanh nghiệp bị cấm:
- Phạt tiền các bên tham gia liên doanh từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp tham gia liên doanh đối với hành vi liên doanh bị cấm.
- Hình thức xử phạt bổ sung: Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp cho doanh nghiệp liên doanh.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp liên doanh.
(Điều 13 Nghị định 75/2019/NĐ-CP)
XEM CHI TIẾT CÁC CÔNG VIỆC PHÁP LÝ CẦN BIẾT TRONG QUÁ TRÌNH: |
||