Doanh nghiệp nhập khẩu gỗ thế nào cho đúng? Danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc vùng địa lý tích cực được quy định như thế nào? Danh mục loài gỗ rủi ro được quy định ra sao?
>> Có thể hiểu tỷ lệ thay thế cận biên MRS là gì?
>> Địa điểm bắn pháo hoa Tết dương lịch 2025 tại Đà Nẵng?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 102/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3, khoản 1 Điều 1 và thay thế bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 120/2024/NĐ-CP), nhập khẩu gỗ cần đáp ứng các tiêu chí sau:
(i) Gỗ nhập khẩu phải bảo đảm hợp pháp, được làm thủ tục nhập khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.
(ii) Quản lý gỗ nhập khẩu được thực hiện trên cơ sở áp dụng biện pháp quản lý rủi ro để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật và bảo đảm gỗ nhập khẩu hợp pháp, đồng thời khuyến khích, tạo thuận lợi đối với tổ chức, cá nhân tuân thủ pháp luật.
(iii) Gỗ nhập khẩu được quản lý rủi ro theo các tiêu chí xác định quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc vùng địa lý tích cực hoặc không tích cực, loài gỗ thuộc loại rủi ro hoặc không thuộc loại rủi ro quy định tại Mục 2 và Mục 3 bên dưới.
(iv) Chủ gỗ nhập khẩu chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung sau:
- Nguồn gốc hợp pháp của gỗ nhập khẩu theo các quy định liên quan của quốc gia nơi khai thác gỗ.
- Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về cung cấp thông tin theo tiêu chí đánh giá vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam quy định tại Mục 2 và tiêu chí xác định loài gỗ rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam quy định tại Mục 3.
- Cung cấp hồ sơ, thực hiện kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 102/2020/NĐ-CP, chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ và thông tin kê khai.
(v) Hồ sơ khi mua bán, chuyển giao quyền sở hữu gỗ có nguồn gốc nhập khẩu sau thông quan thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.
Như vậy, doanh nghiệp nhập khẩu gỗ cần đáp ứng các quy định trên để nhập khẩu đúng quy định.
File word Luật Đầu tư và văn bản hướng dẫn còn hiệu lực năm 2024 |
Doanh nghiệp nhập khẩu gỗ thế nào cho đúng
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 102/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 120/2024/NĐ-CP), quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc vùng địa lý tích cực khi bảo đảm một trong các tiêu chí sau:
(i) Có hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp và cấp giấy phép FLEGT đang vận hành.
(ii) Có quy định pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ về trách nhiệm giải trình tính hợp pháp của gỗ cho toàn bộ chuỗi cung ứng từ quốc gia, vùng lãnh thổ nơi khai thác phù hợp với Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
(iii) Có chỉ số hiệu quả Chính phủ từ 0 trở lên theo xếp hạng gần nhất trước đó của Ngân hàng thế giới về chỉ số quản trị toàn cầu (WGI).
(iv) Có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thực thi CITES được xếp loại I do Ban thư ký CITES công bố và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Quốc gia, vùng lãnh thổ có hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia được Việt Nam công nhận đáp ứng tiêu chí gỗ hợp pháp theo quy định tại Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
- Quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký Điều ước quốc tế hoặc Thỏa thuận quốc tế với Việt Nam về gỗ hợp pháp.
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 120/2024/NĐ-CP), quốc gia, vùng lãnh thổ không thuộc vùng địa lý tích cực khi thuộc một trong các trường hợp sau:
(i) Quốc gia, vùng lãnh thổ không đáp ứng tiêu chí quy định tại Mục 2.1.
(ii) Quốc gia, vùng lãnh thổ đáp ứng tiêu chí quy định tại Mục 2.1 nhưng có bằng chứng khai thác, buôn bán gỗ bất hợp pháp hoặc sử dụng tài liệu giả mạo theo quy định pháp luật của các quốc gia liên quan.
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 102/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 120/2024/NĐ-CP), gỗ thuộc loại rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam nếu thuộc một trong các tiêu chí sau:
(i) Gỗ thuộc các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (sau đây viết tắt là Phụ lục CITES).
(ii) Gỗ thuộc Danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA, Nhóm IIA; Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(iii) Gỗ lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam.
(iv) Gỗ có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng tại quốc gia khai thác hoặc buôn bán trái phép do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành có liên quan và tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên xác định.
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 102/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 120/2024/NĐ-CP), gỗ không thuộc loại rủi ro khi không thuộc các tiêu chí quy định tại Mục 3.1 nêu trên.