Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách xe 07 chỗ có được chở vượt quá 07 người hay không? Nếu chở số người vượt quá quy định sẽ bị xử phạt như thế nào?
>> Mã ngành 5012 là gì? Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 5021 là gì? Vận tải hành khách đường thủy nội địa thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách xe 07 chỗ có thể được chở tối đa 08 hành khách. Số lượng hành khách tối đa của các loại xe ô tô chở người (trừ xe buýt) được quy định cụ thể như sau:
Loại xe |
Số hành khách có thể vượt quá |
Xe đến 09 chỗ |
01 người |
Xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ |
02 người |
Xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ |
03 người |
Xe trên 30 chỗ |
04 người |
Theo đó, số lượng hành khách tối đa mà các loại xe ô tô chở người (trừ xe buýt) có thể chở là:
- Xe 04 chỗ được chở tối đa 05 hành khách.
- Xe 05 chỗ được chở tối đa 06 hành khách.
- Xe 07 chỗ được chở 08 hành khách.
- Xe 16 chỗ được chở tối đa 19 hành khách.
- Xe trên 30 chỗ được chở chở vượt quá tối đa 04 hành khách.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Xe ô tô 07 chỗ có thể chở tối đa 08 hành khách (Ản minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 2 và khoản 4 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi bởi điểm o khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chở số người vượt quá quy định tại Mục 1 như sau:
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 75 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) thực hiện hành vi vi phạm.
- Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 75 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300 km thực hiện hành vi vi phạm.
Ngoài ra, căn cứ điểm a khoản 8 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ngoài bị xử phạt với số tiền nêu trên, người điều khiển phương tiện còn phải áp dụng hình thức xử phạt bổ sung trong trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Đồng thời người có hành vi vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định được phép chở của phương tiện (Theo điểm a khoản 9 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Nghị định 10/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP), xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách phảp đáp ứng các điều kiện sau:
(i) Phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.
(ii) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) và có niên hạn sử dụng như sau:
- Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki-lô-mét.
- Không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống.
(iii) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất).
(iv) Xe taxi phải có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).
(v) Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất). Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng như sau:
- Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 300 ki-lô-mét.
- Không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống.
Riêng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách du lịch và xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).