Mã ngành 5012 quy định về vấn đề gì? Muốn kinh hoạt động vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 5021 là gì? Vận tải hành khách đường thủy nội địa thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 5022 là gì? Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa thì đăng ký mã ngành nào?
Mã ngành 5012 là về vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương (Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg).
Nhóm này gồm:
- Vận tải hàng hóa ven biển hoặc viễn dương, theo lịch trình hoặc không theo lịch trình.
- Vận tải bằng tàu kéo, tàu đẩy, dàn khoan dầu...
Như vậy, trường hợp muốn kinh hoạt động vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương thì đăng ký mã ngành 5012 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 5012: Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo đó, mã ngành 5012 loại trừ những trường hợp sau đây:
- Lưu kho hàng hóa được phân vào nhóm 521 (Kho bãi và lưu giữ hàng hoá).
- Hoạt động điều hành, dịch vụ tại cảng biển và các hoạt động hỗ trợ vận tải biển khác như lai dắt, hoa tiêu, chở hàng bằng sà lan, cứu hộ tàu được phân vào nhóm 52221 (Hoạt động điều hành cảng biển).
- Bốc xếp hàng hóa được phân vào nhóm 52243 (Bốc xếp hàng hóa cảng biển).
(i) Nhóm 50121: Vận tải hàng hóa ven biển.
Nhóm này gồm:
- Vận tải hàng hóa ven biển, theo lịch trình hoặc không.
- Vận tải bằng tàu kéo, tàu đẩy, dàn khoan dầu...
Loại trừ:
- Lưu kho hàng hóa được phân vào nhóm 521 (Kho bãi và lưu giữ hàng hoá);
- Hoạt động điều hành, dịch vụ tại cảng biển và các hoạt động hỗ trợ vận tải biển khác như lai dắt, hoa tiêu, chở hàng bằng sà lan, cứu hộ tàu được phân vào nhóm 52221 (Hoạt động điều hành cảng biển);
- Bốc xếp hàng hóa được phân vào nhóm 52243 (Bốc xếp hàng hóa cảng biển).
(ii) Nhóm 50122: Vận tải hàng hóa viễn dương.
Nhóm này gồm:
- Vận tải hàng hóa viễn dương, theo lịch trình hoặc không.
- Vận tải bằng tàu kéo, tàu đẩy, dàn khoan dầu...
Loại trừ:
- Lưu kho hàng hóa được phân vào nhóm 521 (Kho bãi và lưu giữ hàng hoá).
- Hoạt động điều hành, dịch vụ tại cảng biển và các hoạt động hỗ trợ vận tải biển khác như lai dắt, hoa tiêu, chở hàng bằng sà lan, cứu hộ tàu được phân vào nhóm 52221 (Hoạt động điều hành cảng biển).
- Bốc xếp hàng hóa được phân vào nhóm 52243 (Bốc xếp hàng hóa cảng biển).
Điều 86. Hợp đồng vận tải hàng hoá, giấy gửi hàng hoá và giấy vận chuyển - Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 1. Hợp đồng vận tải hàng hoá là sự thoả thuận giữa người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải, trong đó xác định quan hệ về quyền và nghĩa vụ của hai bên. Hợp đồng vận tải được lập thành văn bản hoặc theo các hình thức khác mà hai bên thoả thuận. 2. Giấy gửi hàng hoá là bộ phận của hợp đồng vận tải do người thuê vận tải lập và gửi cho người kinh doanh vận tải trước khi giao hàng hoá. Giấy gửi hàng hoá có thể lập cho cả khối lượng hàng hoá thuê vận tải hoặc theo từng chuyến do hai bên thoả thuận trong hợp đồng. Giấy gửi hàng hoá phải ghi rõ loại hàng hoá; ký hiệu, mã hiệu hàng hóa; số lượng, trọng lượng hàng hoá; nơi giao hàng hoá, nơi nhận hàng hoá; tên và địa chỉ của người gửi hàng; tên và địa chỉ của người nhận hàng; những yêu cầu khi xếp, dỡ, vận tải hàng hoá. 3. Giấy vận chuyển là chứng từ giao nhận hàng hoá giữa người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải, là chứng cứ để giải quyết tranh chấp. Giấy vận chuyển do người kinh doanh vận tải lập sau khi hàng hoá đã xếp lên phương tiện và phải có chữ ký của người thuê vận tải hoặc người được người thuê vận tải uỷ quyền. Giấy vận chuyển phải ghi rõ loại hàng hoá; ký hiệu, mã hiệu hàng hoá; số lượng, trọng lượng hàng hoá; nơi giao hàng hoá, nơi nhận hàng hoá; tên và địa chỉ của người gửi hàng, tên và địa chỉ của người nhận hàng; cước phí vận tải và các chi phí phát sinh; các chi tiết khác mà người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải thoả thuận ghi vào giấy vận chuyển; xác nhận của người kinh doanh vận tải về tình trạng hàng hoá nhận vận tải. |