Cho tôi hỏi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ việc làm được phép thực hiện những hoạt động gì? – Phi Yến (Quảng Bình).
>> Doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện gì để nuôi hươu sao?
>> Cần đáp ứng các yêu cầu gì để có thể nuôi chim yến?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Việc làm 2013 thì dịch vụ việc làm bao gồm: tư vấn, giới thiệu việc làm; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 39 Luật Việc làm 2013 có quy định:
Điều 39. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
1. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và phải có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm cấp tỉnh cấp.
…
Như vậy, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp để thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm; cung ứng và tuyển dụng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động.
Hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ việc làm (Ảnh minh họa)
Cụ thể các hoạt động mà doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được phép thực hiện quy định tại Điều 28 Nghị định 23/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Hoạt động tư vấn, gồm:
- Tư vấn, định hướng về nghề nghiệp, khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động lựa chọn ngành nghề, phương án đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện phù hợp với khả năng và nguyện vọng;
- Tư vấn việc làm cho người lao động để lựa chọn vị trí việc làm phù hợp với khả năng và nguyện vọng; tư vấn về kỹ năng tham gia dự tuyển; về tự tạo việc làm, tìm việc làm trong nước và ngoài nước;
- Tư vấn cho người sử dụng lao động về tuyển, sử dụng và quản lý lao động; về quản trị và phát triển việc làm, phát triển nguồn nhân lực;
- Tư vấn về chính sách lao động, việc làm cho người lao động, người sử dụng lao động.
(2) Giới thiệu việc làm cho người lao động.
(3) Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, gồm:
- Tuyển lao động thông qua thi tuyển để lựa chọn những người đủ điều kiện, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động;
- Cung ứng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
- Giới thiệu lao động cho doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tổ chức cá nhân đầu tư ra nước ngoài hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
(4) Thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động.
(5) Phân tích và dự báo thị trường lao động.
(6) Đào tạo kỹ năng tham gia phỏng vấn, tìm kiếm việc làm và các kỹ năng làm việc khác; giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
(7) Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 23/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp có quyền được thành lập chi nhánh hoạt động dịch vụ việc làm trong nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và đáp ứng điều kiện có địa điểm đặt chi nhánh để tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định theo hợp đồng từ 03 năm (36 tháng) trở lên.
>> Xem thêm bài viết
>> Điều kiện kinh doanh dịch vụ việc làm
>> Doanh nghiệp dịch vụ việc làm cần làm gì để được gia hạn giấy phép?