PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP cho tôi hỏi: Vào ngày 05 hằng tháng, công ty sẽ chi trả lương cho nhân viên. Tuy nhiên, dạo gần đây công ty lại chậm trễ trong việc trả lương, qua giữa tháng thì nhân viên mới được nhận lương. Vậy có coi là chậm trễ trong việc trả lương hay không?
>> Không chốt sổ BHXH, Doanh nghiệp bị xư phạt như thế nào?
>> Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Theo khoản 1 Điều 94 Bộ luật lao động 2019 quy định:
Điều 94. Nguyên tắc trả lương
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
Theo đó, doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả lương đúng thời hạn mà các bên đã thỏa thuận.
Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật này cũng nêu rõ, trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày.
Có thể thấy, nếu vì trường hợp bất khả kháng dù đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn không thể trả lương đúng hạn thì DN có thể chậm trả lương nhưng không quá 30 ngày theo quy định. Nếu chậm trả lương quá 30 ngày thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt, trong đó:
Như vậy, trong trường hợp bất khả kháng thì DN mới được chậm trả lương theo quy định trên, không sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP về vấn đề trên.
Trân trọng!