Doanh nghiệp bảo hiểm có áp dụng thông tư 200 không? Nơi nhận báo cáo tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm là ở đâu? Nguyên tắc kế toán được quy định như thế nào?
>> Trường hợp nào được chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm?
>> Thời gian công ty chốt sổ BHXH bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Thông tư 200/2014/TT-BTC về đối tượng áp dụng của Thông tư 200/2014/TT-BTC cụ thể như sau:
Thông tư này hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư này để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.
Theo đó, Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng đối các doanh nghiệp thuộc hầu hết các lĩnh vực và mọi thành phần kinh tế. Do vậy, doanh nghiệp bảo hiểm có thể áp dụng Thông tư 200/2014/TT-BTC theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư này để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.
File Word Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 11/11/2024] |
Doanh nghiệp bảo hiểm có áp dụng thông tư 200 không (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 110 Thông tư 200/2014/TT-BTC về nơi nhận báo cáo tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm cụ thể như sau:
1. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải lập và nộp Báo cáo tài chính cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với doanh nghiệp Nhà nước Trung ương còn phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp).
- Đối với các loại doanh nghiệp Nhà nước như: Ngân hàng thương mại, công ty xổ số kiến thiết, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty kinh doanh chứng khoán phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính ngân hàng hoặc Cục Quản lý giám sát bảo hiểm).
- Các công ty kinh doanh chứng khoán và công ty đại chúng phải nộp Báo cáo tài chính cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán.
…
Theo đó, đối với doanh nghiệp bảo hiểm thuộc các loại doanh nghiệp nhà nước phải nộp báo cáo tài chính của mình cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính ngân hàng hoặc Cục quản lý giám sát bảo hiểm) theo quy định pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Kế toán 2015 về nguyên tắc kế toán cụ thể như sau:
1. Giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính.
2. Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán năm; trường hợp thay đổi các quy định và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáo tài chính.
3. Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
4. Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời. Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 của Luật này.
5. Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
6. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải bảo đảm phản ánh đúng bản chất của giao dịch hơn là hình thức, tên gọi của giao dịch.
7. Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước ngoài việc thực hiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này còn phải thực hiện kế toán theo mục lục ngân sách nhà nước.