Bạn tôi mang quốc tịch Mỹ, bạn tôi muốn mở một cửa hàng tiện lợi 24/7, cho tôi hỏi điều kiện để được thành lập cơ sở bán lẻ đối với người nước ngoài là gì? – Minh Vũ (Quảng Bình).
>> Hồ sơ, trình tự cấp Giấy phép kinh doanh năm 2023 cho nhà đầu tư nước ngoài?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định điều kiện cần đáp ứng để thành lập cơ sở bán lẻ thứ nhất bao gồm:
- Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ;
- Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên;
- Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý.
- Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 22 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, trường hợp cơ sở không phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) thì điều kiện lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thức nhất như mục 1.1 nêu trên.
- Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 22 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, trường hợp cơ sở phải thực hiện kiểu tra nhu cầu kinh tế (ENT) thì điều kiện lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất như sau:
+ Đáp ứng các điều kiện tại Mục 1.1.
+ Đáp ứng tiêu chí Kiểm tra nhu cầu kinh tế tại Mục 2.2.
Điều kiện lập cơ sở bán lẻ năm 2023 đối với nhà đầu tư nước ngoài? (Ảnh minh họa)
Căn cứ tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất thì phải thực hiện ENT, trừ trường hợp cơ sở bán lẻ đáp ứng các điều kiện dưới đây:
- Cơ sở bán lẻ đó có diện tích dưới 500m2;
- Được lập trong trung tâm thương mại; và
- Không thuộc loại hình cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini.
Những đối tượng phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế tại Mục 2.1 được kiểm tra nhu cầu kinh tế dựa trên những tiêu chí kiểm tra quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 09/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Quy mô của khu vực thị trường địa lý chịu ảnh hưởng khi cơ sở bán lẻ hoạt động;
- Số lượng các cơ sở bán lẻ đang hoạt động trong khu vực thị trường địa lý;
- Tác động của cơ sở bán lẻ tới sự ổn định của thị trường và hoạt động kinh doanh của các cơ sở bán lẻ, chợ truyền thống trong khu vực thị trường địa lý;
- Ảnh hưởng của cơ sở bán lẻ tới mật độ giao thông, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy trong khu vực thị trường địa lý;
- Khả năng đóng góp của cơ sở bán lẻ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực thị trường địa lý, cụ thể:
+ Tạo việc làm cho lao động trong nước;
+ Đóng góp cho sự phát triển và hiện đại hóa ngành bán lẻ trong khu vực thị trường địa lý;
+ Cải thiện môi trường và điều kiện sống của dân cư trong khu vực thị trường địa lý;
+ Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Theo Điều 24 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, hội đồng ENT do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở bán lẻ thành lập dựa trên cơ sở đề xuất của Cơ quan cấp Giấy phép.
- Thành phần Hội đồng ENT bao gồm:
+ Đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc đại diện cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền làm Chủ tịch Hội đồng ENT;
+ Đại diện Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ban, ngành, tổ chức có liên quan làm thành viên hội đồng ENT.
Trường hợp địa điểm lập cơ sở bán lẻ có vị trí tại khu vực địa lý cấp phường, xã, thị trấn tiếp giáp với tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương khác thì Hội đồng ENT phải có đại diện của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố tiếp giáp.
- Dựa trên cơ sở đánh giá tiêu chí ENT tại Mục 2.2, Hội đồng ENT phải làm rõ sự phù hợp hoặc không phù hợp của địa điểm lập cơ sở bán lẻ để Chủ tịch Hội đồng ENT có văn bản kết luận đề xuất cho phép hoặc không cho phép lập cơ sở bán lẻ tại địa điểm.
>> Xem thêm chi tiết công việc liên quan:
>> Đăng ký thành lập doanh nghiệp trong doanh nghiệp
>> Cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong doanh nghiệp