Năm 2024, người lao động được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật thì phải đáp ứng những điều kiện gì? Quy định pháp luật cụ thể như thế nào?
>> Quy định về giải quyết hỗ trợ học nghề 2024 cho người lao động như thế nào?
>> Điều kiện để công ty được hỗ trợ kinh phí đào tạo kỹ năng nghề cho người lao động 2024?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH, người lao động được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ hai điều kiện sau:
(i) Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
(ii) Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất 01 trong 02 yếu tố sau đây:
- Có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế.
- Tiếp xúc với ít nhất 01 yếu tố được xếp từ 4 điểm trở lên thuộc nhóm chỉ tiêu “Tiếp xúc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm theo Luật Phòng, chống các bệnh truyền nhiễm 2007” (số thứ tự 10.1 Mục A Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH).
Việc xác định các yếu tố quy định tại khoản này phải được thực hiện bởi tổ chức đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật.
Bộ luật Lao động và văn bản hướng dẫn còn hiệu lực (Áp dụng năm 2024) |
Điều kiện được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động 2024
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 4 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH, mức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động được quy định như sau:
Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền theo các mức bồi dưỡng sau:
- Mức 1: 13.000 đồng.
- Mức 2: 20.000 đồng.
- Mức 3: 26.000 đồng.
- Mức 4: 32.000 đồng.
Đối với người lao động đủ các điều kiện theo quy định tại Mục 1, mức bồi dưỡng cụ thể theo từng nghề, công việc được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH và được áp dụng theo thời gian làm việc tương ứng như sau:
(i) Nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng.
(ii) Nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng.
(iii) Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm theo nguyên tắc trên.
Điều 17. Trách nhiệm của người lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc – Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 1. Chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao. 2. Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức, kỹ năng về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các công việc, nhiệm vụ được giao. 3. Phải tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trước khi sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. 4. Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp gây mất an toàn, vệ sinh lao động, hành vi vi phạm quy định an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi biết tai nạn lao động, sự cố hoặc phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia ứng cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. |