Sắp tới, tôi có nhập khẩu sữa bột về để bán. Không biết sữa bột ấy phải đáp ứng những điều kiện gì về an toàn thực phẩm nhập khẩu? – Ánh Sương (Bình Dương).
>> Năm 2023, điều kiện bảo đảm an toàn với thực phẩm xuất khẩu là như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật An toàn thực phẩm 2010, thực phẩm phải đáp án ứng các điều kiện chung về đảm bảo an toàn như sau:
(1) Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
(2) Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các điều kiện tại (1) nêu trên, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:
- Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm.
- Quy định về bảo quản thực phẩm.
Theo quy định tại Điều 38 Luật An toàn thực phẩm 2010, thực phẩm nhập khẩu phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
(1) Thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu phải tuân thủ các điều kiện chung tại Mục 1 và các điêu kiện tương ứng quy định từ Điều 11 đến Điều 18 của Luật An toàn thực phẩm 2010 và các điều kiện sau đây:
- Phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi nhập khẩu.
- Phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” đối với từng lô hàng của cơ quan kiểm tra được chỉ định theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
(2) Ngoài các điều kiện (1) tại Mục 2 này. Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế theo quy định của Chính phủ.
(3) Trong trường hợp Việt Nam chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu thì áp dụng theo thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Điều kiện bảo đảm an toàn với thực phẩm nhập khẩu là như thế nào? (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ vào quy định tại Điều 19 Nghị định 155/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 9 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP.
Hành vi |
Mức xử phạt |
- Không thực hiện kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trong nhập khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. |
30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng |
- Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung bản tự công bố sản phẩm, bản công bố sản phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu, Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (Chứng thư), Giấy chứng nhận lưu hành tự do và các loại giấy tờ, tài liệu khác.
|
40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng |
- Cung cấp thông tin, sử dụng tài liệu không đúng sự thật về lô hàng, mặt hàng nhập khẩu để được áp dụng phương thức kiểm tra giảm hoặc miễn kiểm tra về an toàn thực phẩm hoặc để chuyển từ phương thức kiểm tra chặt sang phương thức kiểm tra thông thường. |
|
- Đưa ra lưu thông trên thị trường lô hàng, mặt hàng thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc đối tượng phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” trước khi thông quan mà không thực hiện theo quy định của pháp luật. |
|
- Nhập khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc đối tượng áp dụng phương thức kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm không có lấy mẫu kiểm nghiệm hoặc miễn kiểm tra về an toàn thực phẩm mà sản phẩm hoặc lô sản phẩm lưu thông trên thị trường có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với mức quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của pháp luật tương ứng hoặc mức công bố; sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu tạo nên công dụng của sản phẩm không phù hợp với mức công bố. |
60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng |
Ngoài hình thức xử phạt tiền nêu trên, khi tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm nhập khẩu thì tổ chức cá nhân vi phạm còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. Tham khảo chi tiết tại khoản 5, khoản 6 Điều 19 Nghị định 155/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm d, điểm đ khoản 9 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP.