Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến? Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh doanh thực phẩm được quy định như thế nào?
>> Quy định cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên như thế nào?
>> Các vùng trồng cà phê nổi tiếng ở Việt Nam? Sản xuất cà phê thuộc nhóm ngành kinh tế nào?
Căn cứ Điều 27 Luật An toàn thực phẩm 2010, quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến.
Cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Tuân thủ quy định về ghi nhãn thực phẩm.
- Tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, điều kiện về bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm quy định tại Điều 18 và Điều 20 Luật An toàn thực phẩm 2010.
- Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh
- Bảo quản thực phẩm theo đúng hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất.
Cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến không bao gói sẵn phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Có biện pháp bảo đảm cho thực phẩm không bị hỏng, mốc, tiếp xúc với côn trùng, động vật, bụi bẩn và các yếu tố gây ô nhiễm khác;
- Rửa sạch hoặc khử trùng các dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm trước khi sử dụng đối với thực phẩm ăn ngay;
- Có thông tin về xuất xứ và ngày sản xuất của thực phẩm.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Luật An toàn thực phẩm 2010, tổ chức kinh doanh thực phẩm có các quyền sau đây:
(i) Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
(ii) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm hợp tác trong việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn.
(iii) Lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm để kiểm tra an toàn thực phẩm; lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm đã được chỉ định để chứng nhận hợp quy đối với thực phẩm nhập khẩu.
(iv) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
(v) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Luật An toàn thực phẩm 2010, tổ chức kinh doanh thực phẩm có các nghĩa vụ sau đây:
(i) Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm trong quá trình kinh doanh và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình kinh doanh.
(ii) Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm, nhãn thực phẩm và các tài liệu liên quan đến an toàn thực phẩm.
- Lưu giữ hồ sơ về thực phẩm.
- Thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 54 Luật An toàn thực phẩm 2010.
(iii) Thông tin trung thực về an toàn thực phẩm.
Thông báo cho người tiêu dùng điều kiện bảo đảm an toàn khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm.
(iv) Kịp thời cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của thực phẩm và cách phòng ngừa cho người tiêu dùng khi nhận được thông tin cảnh báo của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu.
(v) Kịp thời ngừng kinh doanh, thông tin cho tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và người tiêu dùng khi phát hiện thực phẩm không bảo đảm an toàn.
(vi) Báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền và khắc phục ngay hậu quả khi phát hiện ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm do mình kinh doanh gây ra.
(vii) Hợp tác với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tra ngộ độc thực phẩm để khắc phục hậu quả, thu hồi hoặc xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn.
(viii) Tuân thủ quy định của pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(ix) Chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm theo quy định tại Điều 48 Luật An toàn thực phẩm 2010.
(x) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm mất an toàn do mình kinh doanh gây ra.