Những ký hiệu DGT, DTL, DNL, DBV, DSH, DKV, DCH, DDT, DDL, DRA, DCK trên sổ đỏ có nghĩa là gì? Rất mong được giải đáp cụ thể. Tôi chân thành cảm ơn! – Gia Phú (Bắc Giang).
>> Ký hiệu SKX trên sổ đỏ có nghĩa là gì?
>> Ký hiệu SKS trên sổ đỏ có nghĩa là gì?
Ký hiệu loại đất thể hiện trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính trên sổ đỏ được quy đinh cụ thể tại khoản 13 Mục III Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BTNMT ngày 28/02/2022 thì ký hiệu loại đất được giải thích cụ thể như sau:
STT |
Ký hiệu trên sổ đỏ |
Loại đất (thuộc nhóm đất phi nông nghiệp) |
1 |
DGT |
Đất giao thông |
2 |
DTL |
Đất thủy lợi |
3 |
DNL |
Đất công trình năng lượng |
4 |
DBV |
Đất công trình bưu chính, viễn thông |
5 |
DSH |
Đất sinh hoạt cộng đồng |
6 |
DKV |
Đất khu vui chơi, giải trí công cộng |
7 |
DCH |
Đất chợ |
8 |
DDT |
Đất có di tích lịch sử - văn hóa |
9 |
DDL |
Đất danh lam thắng cảnh |
10 |
DRA |
Đất bãi thải, xử lý chất thải |
11 |
DCK |
Đất công trình công cộng khác |
Luật Đất đai và văn bản sửa đổi, hướng dẫn (áp dụng từ ngày 20/5/2023)
Ý nghĩa những ký hiệu DGT, DTL, DNL, DBV, DSH, DKV, DCH, DDT, DDL, DRA, DCK trên sổ đỏ
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo Điều 158 Luật Đất đai 2013 quy định đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh như sau:
- Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bảo vệ thì phải được quản lý nghiêm ngặt theo quy định sau đây:
(i) Đối với đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đó chịu trách nhiệm chính trong việc sử dụng đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
(ii) Đối với đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh không thuộc quy định tại đoạn (i) Mục này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý diện tích đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
(iii) Đối với đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh bị lấn, bị chiếm, sử dụng không đúng mục đích, sử dụng trái pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời.
- Trong trường hợp đặc biệt cần thiết phải sử dụng đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh vào mục đích khác thì việc chuyển mục đích phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xếp hạng đối với di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đó.
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 157 Luật Đất đai 2013 quy định về đất xây dựng các công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn như sau:
- Đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn bao gồm đất xây dựng các hệ thống giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống dẫn điện, dẫn xăng dầu, dẫn khí, thông tin liên lạc và đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn các công trình này.
- Việc sử dụng đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải bảo đảm kết hợp khai thác cả phần trên không và trong lòng đất, bố trí kết hợp các loại công trình trên cùng một khu đất nhằm tiết kiệm đất và phải tuân theo các quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan về bảo vệ an toàn công trình.
- Người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang bảo vệ an toàn công trình thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình.
Lưu ý: Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật.