Có thể hiểu đất hiếm là gì? Tổng hợp văn bản về Quy hoạch khai thác đất hiếm tại Việt Nam? Tổng hợp văn bản về Quy hoạch khai thác đất hiếm tại Việt Nam hiện nay?
>> Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Ngày vía Thần tài 2025 là ngày mấy?
>> Ngày 15 tháng Giêng là tết gì? Người lao động có được nghỉ không?
Pháp luật hiện hành hiện chưa có quy định cụ thể nào về đất hiếm là gì? Tuy nhiên quý khách hàng có thể tham khảo nội dung định nghĩa sau để tìm hiểu đất hiếm là gì:
Đất hiếm (rare earth) là nhóm nguyên tố có trữ lượng thấp trong vỏ Trái Đất và rất khó tách riêng từng nguyên tố. Tuy nhiên, một số nguyên tố trong nhóm này có hàm lượng cao hơn cả bạc và chì. Nhóm đất hiếm bao gồm 17 nguyên tố, được chia thành hai nhóm:
- Nhóm đất hiếm nặng gồm 10 nguyên tố: Dysprosium (Dy), Erbium (Er), Europium (Eu), Gadolinium (Gd), Holmium (Ho), Lutetium (Lu), Terbium (Tb), Thulium (Tm), Ytterbium (Yb) và Yttrium (Y).
- Nhóm đất hiếm nhẹ gồm 7 nguyên tố: Cerium (Ce), Lathanium (La), Neodymium (Nd), Praseodymium (Pr), Promethium (Pm), Samarium (Sm) và Scandium (Sc).
![]() |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
![]() |
Toàn văn File Word Luật Đất đai của Việt Nam qua các thời kỳ [Cập nhật 2024] |
Đất hiếm là gì; Tổng hợp văn bản về Quy hoạch khai thác đất hiếm tại Việt Nam
(Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Một số công dụng của đất hiếm có thể kể đến như sau:
- Được ứng dụng trong công nghệ laser.
-Dùng để làm vật liệu siêu dẫn.
- Các ion đất hiếm được sử dụng làm vật liệu phát quang trong các ứng dụng quang điện.
- Dùng làm xúc tác trong công nghệ lọc hóa dầu và xử lý môi trường.
- Dùng để chế tạo các đèn cathode trong máy vô tuyến truyền hình.
- Được sử dụng để diệt mối mọt, bảo tồn các di tích lịch sử bằng cách loại bỏ cây mục.
- Dùng để chế tạo nam châm vĩnh cửu cho máy phát điện.
- Được ứng dụng trong sản xuất nam châm cho máy tuyển từ trong công nghệ tuyển khoáng.
- Được đưa vào các chế phẩm phân bón vi lượng giúp cây trồng tăng năng suất và khả năng chống chịu sâu bệnh.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
Dưới đây là một số văn bản về Quy hoạch khai thác đất hiếm tại Việt Nam mà quý khách hàng có thể tham khảo:
(i) Quyết định 333/QĐ-TTg ngày 23/4/2024 Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
(ii) Quyết định 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
(iii) Nghị quyết 81/2023/QH15 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Quốc hội ban hành.
(iv) Nghị quyết 141/2024/QH15 về hoạt động, chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Khoán sản 2010 về quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác cụ thể như sau:
1. Địa phương nơi có khoáng sản được khai thác được Nhà nước điều tiết khoản thu từ hoạt động khai thác khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có trách nhiệm:
a) Hỗ trợ chi phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng kỹ thuật sử dụng trong khai thác khoáng sản và xây dựng công trình phúc lợi cho địa phương nơi có khoáng sản được khai thác theo quy định của pháp luật;
b) Kết hợp khai thác với xây dựng hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ, phục hồi môi trường theo dự án đầu tư khai thác khoáng sản; nếu gây thiệt hại đến hạ tầng kỹ thuật, công trình, tài sản khác thì tùy theo mức độ thiệt hại phải có trách nhiệm sửa chữa, duy tu, xây dựng mới hoặc bồi thường theo quy định của pháp luật;
c) Ưu tiên sử dụng lao động địa phương vào khai thác khoáng sản và các dịch vụ có liên quan;
d) Cùng với chính quyền địa phương bảo đảm việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân có đất bị thu hồi để khai thác khoáng sản.
3. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất bị thu hồi để thực hiện dự án khai thác khoáng sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định khác có liên quan.